Húng chanh là loại cây thảo dược phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây húng chanh chứa nhiều chất chống vi khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như cảm lạnh, ho, viêm họng, đau bụng, trầm cảm… Bên cạnh việc sử dụng lá húng chanh tươi để nấu nước uống hoặc trà, người ta còn sử dụng các sản phẩm thuốc từ húng chanh như tinh dầu, viên nang, cao, siro… để hỗ trợ điều trị các bệnh tương tự. Để sử dụng thuốc từ cây húng chanh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
Húng chanh tên gọi khác là rau thơm lùn, rau tần, tần dày lá. Tên khoa học là Coleus aromaticus Benth. Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labitatae).
Húng chanh là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình 20-50cm, thân có lông mịn giòn, mùi thơm, lá mọng nước, hạt trái xoan mọc đối xứng nhau.
Mép lá có răng cưa to nhưng không nhọn. Hai mặt bên có màu xanh, lông đơn. Hoa có màu tím đỏ, mọc ở đầu cành, ở ngọn thân. Bộ phận dùng là lá cây húng chanh.
Thành phần dược liệu chứa hoạt chất đỏ calein, tinh dầu carracol, ngoài ra húng chanh giàu hàm lượng beta carotene, vitamin K, acid ascarbe.
Tính vị: Dược liệu có vị cay, tính ấm, không độc.
Tác dụng: Khu phong, tán hàn, tiêu đờm, tiêu viêm, giải độc.
1. Bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh
– Chữa viêm họng, khàn tiếng
Cách 1: Sử dụng 30g lá húng chanh tươi rửa sạch, nhai với muối, nuốt nước, bỏ bã trong 5-7 ngày, 2 lần/ngày.
Cách 2: Lá húng chanh 20g rửa sạch, thái nhỏ, cho vào chén rồi thêm 20g đường phèn hấp cách thủy, lọc lấy nước uống. Sử dụng 1 lần/ngày, trong 5-7 ngày.
– Chữa ho kéo dài kèm đờm trắng loãng: Sử dụng 15-16 lá húng chanh tươi rửa sạch, cho vào bát rồi cho mật ong vào đun hấp cách thủy. Lấy nước uống 2 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày.
– Trị cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi: Lấy 15-20g lá húng chanh tươi, cho thêm 12g gừng, khoảng 300ml nước nấu còn 100ml nước uống, 2 lần/ngày, trong 3-5 ngày.
Lá húng chanh tươi.
– Chữa hôi miệng: Dùng lá húng chanh khô sắc lấy nước ngậm và súc miệng hàng ngày trong 5-7 ngày.
– Giảm chướng bụng, đầy hơi, mót rặn: Hãm lá cây húng chanh uống như nước trà trong 5-7 ngày liên tục giúp giảm triệu chứng bệnh.
– Chữa dị ứng: Sắc 15g lá húng chanh khô với 2 bát nước. Thuốc cạn còn 1 bát chia làm 3 phần uống trong ngày. Bên cạnh đó dùng lá húng chanh tươi giã nát trộn với ít muối hạt đắp vào vùng sưng tấy.
Lá húng chanh có thể hãm như trà uống giúp giảm triệu chứng đầy bụng.
– Trị chảy máu cam: Lấy 20g lá húng chanh, 100g hòe hoa sao đen, 15g trắc bá diệp sao đen, 15g cam thảo đất. Các nguyên liệu sắc uống kết hợp với lá húng chanh vò nát nhét vào lỗ mũi khi chảy máu cam.
– Cải thiện chức năng thận: Lấy 15g lá húng chanh, 10g rau mã đề, sắc lấy nước uống trong 7-10 ngày giúp lợi tiểu, giảm độc tố.
– Trị viêm khớp, đau các khớp: Lấy 15g lá húng chanh, 10g ly thiêm thảo. Sắc 3 bát nước còn lại 1 bát uống chia 02 lần, trong 5-7 ngày.
– Chữa cảm sốt không ra mồ hôi: Lấy 20g lá húng chanh tươi15g tía tô, 5g gừng tươi, thái lát mỏng, 15g cam thảo đất. Sắc uống ngày 1 thang, uống ngày 1 lần khi thuốc ấm để ra mồ hôi.
– Chữa lỵ ra máu: Lấy 20-40g lá húng chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ, trứng gà 1-2 quả, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ trộn chung rồi đem hấp cách thủy đến chín, ngày ăn 2 lần. Ăn trong 05-07 ngày.
2. Lưu ý khi sử dụng húng chanh
- Không sử dụng thảo dược với người có cơ địa dị ứng với vị thuốc.
- Lá và thân cây húng chanh có nhiều lông gây kích ứng nên người có làn da nhạy cảm nên chú ý khi dùng.
- Không sử dụng dược liệu cho phụ nữ có thai, cho con bú.
- Khi sử dụng thảo dược kéo dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết và điều trị cụ thể, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.