5 cách làm đẹp da với tam thất

0
21

Tam thất không chỉ là một loại thuốc quý có tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn là nguyên liệu làm đẹp da hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tam thất để làm mặt nạ dưỡng da, tắm bồn, tẩy tế bào chết, làm sạch da và chống lão hóa. Đặc biệt, tam thất chứa nhiều dưỡng chất giúp da mịn màng, sáng hơn và giảm viêm nang lông. Hãy thử áp dụng những cách này để có làn da khỏe mạnh và rạng rỡ từ tam thất ngay hôm nay!

1. Tính vị và công dụng của tam thất 

Theo Đông y, củ tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm; vào 2 kinh Can và Vị. Có tác dụng hoạt huyết, thông ứ, chỉ huyết (cầm máu), tiêu thũng. 

Tam thất được tôn vinh là “thần dược” chủ yếu là nhờ có tác dụng “thần kỳ” đối với các chứng bệnh chảy máu, xuất huyết. Tuy nhiên nhờ tính năng hoạt huyết, thông ứ và tiêu thũng mạnh, nên tam thất cũng có những tác dụng rất tốt đối với vẻ đẹp của làn da. Vẻ đẹp của làn da có liên quan mật thiết với sự vận hành của khí huyết bên trong cơ thể.

Vẻ đẹp của làn da có liên quan với sự vận hành của khí huyết bên trong cơ thể.

Theo quan niệm của Đông y những trường hợp da khô, thô ráp, da bong vẩy, nám da, sạm da, tàn nhang, khối sưng thũng… đều do huyết ứ gây nên. 

Do có tác dụng hoạt huyết (thúc đẩy sự lưu thông của huyết), thông ứ (khơi thông những chỗ bị nghẽn tắc) và tiêu thũng (làm tan những chỗ sưng thũng), nên dùng tam thất không những có thể giúp cho da trở nên trắng hồng mịn màng mà còn có thể làm mờ các vết nám, vết sạm, tàn nhang hay vết sẹo trên da.

2. Một số bài thuốc từ tam thất làm đẹp da

– Dùng bài: Tam thất, nhân sâm, lượng bằng nhau; tán thành bột mịn, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, hãm với nước ấm.

– Món ăn bài thuốc: Tam thất thái lát 20g, sơn dược 30g, gạo tẻ 80g. 

Cách dùng: Tam thất thái lát nấu trước với nước 30 phút, sau đó cho sơn dược và gạo tẻ vào nấu cháo, chia thành 2 lần ăn trong ngày.

Đông y cho rằng, muốn cho âm huyết vận hành tốt cần có sự thúc đẩy của khí, nên trong món ăn, bài thuốc trên, ngoài tam thất còn có thêm những vị thuốc là nhân sâm và sơn dược để bổ khí.

Vị thuốc tam thất được đưa vào sử dụng, thái lát hoặc tán bột.

Ngoài ra còn có thể sử dụng tam thất để chữa trị mụn cơm và làm mờ các vết sẹo: 

– Chữa mụn cơm: Tam thất sống đem tán thành bột mịn cất vào lọ nút kín dùng dần; mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2g, chiêu bằng nước trắng đã đun sôi, liên tục 5-7 ngày. Trẻ nhỏ tùy tuổi giảm bớt liều.

– Chữa sẹo lồi: Tam thất tán bột trộn với giấm thành bột nhão, đắp lên chỗ da bị tổn thương; mỗi ngày đắp 1 lần, liên tục 7 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3 ngày lại tiếp tục liệu trình khác. Để có kết quả trị liệu, nên dùng thuốc từ 3 liệu trình.

3. Lưu ý khi sử dụng tam thất

Tam thất dưỡng huyết, hoạt huyết (tên khoa học Panax Notoginseng (Bark) F. H. Chen, họ Nhân sâm (Araliaceae), trong khi sử dụng tránh nhầm lẫn với một số cây khác cũng mang tên tam thất là:

  • Thổ tam thất (Gynura pinnatifida L.), họ Cúc (Asteraceae).
  • Tam thất Gừng (Stablianthu thorelli Gagnep.), họ Gừng (Zingiberaceae).
  • Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M. Feng), họ Nhân sâm (Araliaceae).

Lưu ý, dùng tam tất làm đẹp da chỉ thích hợp với những trường hợp da xấu do huyết ứ với những biểu hiện như người gầy, nóng, mệt mỏi, ở một số vị trí cố định trên cơ thể có những chỗ tím đen, sưng đau. Môi và móng tay chân nhợt nhạt. Người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nhớ rửa mặt hàng ngày, sử dụng các sản phẩm chứa tam thất, thực hiện tẩy tế bào chết, thực hiện massage da và bổ sung đủ nước vào cơ thể để có làn da rạng rỡ và mịn màng. Chúc bạn có làn da đẹp tự nhiên!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận