Để chăm sóc sức khỏe khi già hơn, bạn có thể thay đổi thói quen bằng việc tăng cường vận động, ăn uống cân đối, đủ giấc ngủ, tránh stress và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sa sút trí tuệ không thể tránh được nhưng điều này có thể làm chậm lại, giảm mức độ lãng quên. Nếu mọi người bắt đầu thay đổi thói quen tốt cho não bộ khi còn trẻ, giúp minh mẫn khi về già.
Dưới đây là những thói quen cần thay đổi càng sớm càng tốt để minh mẫn hơn khi về già.
1. Cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn, lành mạnh hơn
Các nghiên cứu cho thấy, ngày càng có nhiều bằng chứng mọi người có thể hạn chế nguy cơ sa sút trí tuệ bằng cách áp dụng các thói quen sống lành mạnh.
Ngày nay do tính chất công việc, bận rộn và các thức ăn nhanh, tiện lợi khiến cho nhiều người sử dụng thường xuyên. Điều này dẫn đến không tốt cho sức khỏe bởi đồ ăn nhanh hầu hết chứa quá nhiều năng lượng và chất đạm, rất ít chất khoáng, rau xanh và vitamin. Điều này dẫn đến béo phì, lão hóa sớm thậm chí đẩy nhanh suy giảm trí nhớ. Chính vì vậy, ngay từ khi còn trẻ chúng ta cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, ít chất béo, nhiều rau và trái cây hơn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ.
2. Cần luyện tập thường xuyên
Ai cũng hiểu luyện tập thể dục thường xuyên tốt cho sức khỏe, nhất là lứa tuổi trung niên khi các cơ quan đã báo hiệu đi xuống do tuổi tác. Tuy nhiên, lợi ích của luyện tập nhiều người chắc hẳn chưa hiểu hết, bởi đa số mọi người cho rằng luyện tập để kiểm soát cân nặng, cải thiện xương khớp, tim mạch,… Rất ít người hiểu được luyện tập thể dục thường xuyên còn giúp cải thiện tình trạng trí nhớ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng, những người ở tuổi trung niên tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện tình trạng mất trí nhớ. Tập luyện thường xuyên còn giúp về già minh mẫn hơn bởi các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường hoạt động của não bằng cách tái tạo tế bào não mới trong vùng não liên quan đến trí nhớ.
Theo nghiên cứu, các kết quả cho thấy nếu vận động nhiều, tế bào não mới được tái tạo mạnh mẽ trong vùng não. Và các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa hoạt động thể chất thường xuyên và giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Chính vì vậy, theo khuyến cáo chúng ta cần tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần, trong 30 phút có thể giảm lo lắng, giúp tập trung, thúc đẩy tế bào não mới, phòng chống lão hóa và bệnh thần kinh.
3.Thiền định mỗi ngày
Nhiều người cho rằng, thiền liên quan đến vấn đề huyền bí của cuộc sống. Điều này không hẳn đúng, thiền còn được sử dụng để thư giãn, giảm căng thẳng và thiền được coi là một loại thuốc bổ tâm thể.
Lợi ích của thiền dựa trên khoa học bao gồm: Giúp làm giảm mức độ căng thẳng, giúp giảm bớt lo lắng, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cơn đau, cải thiện sức khỏe thể chất bằng cách giảm căng thẳng cho tim…Thiền có thể giúp cải thiện hình ảnh của bản thân và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.
Và điều quan trọng nhất, thiền có thể giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già, cải thiện sự chú ý của suy nghĩ có thể giúp giữ cho tâm trí luôn tươi trẻ. Chứng minh vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng thiền định cải thiện chức năng não, giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện cả trí nhớ công việc và trí nhớ dài hạn.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát bộ não của những người thường xuyên thực hành thiền định và những người không thực hành. Kết quả của họ chỉ ra rằng việc tạo thói quen thiền định có thể gây ra những thay đổi lâu dài trong não, bao gồm tăng độ dẻo dai của não, giúp giữ cho não khỏe mạnh.
4. Cần học tập thường xuyên
Hoạt động học tập và nghiên cứu trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và mất trí nhớ.
Tập những bài tập mới là cách khuyến khích sự dẻo dai thần kinh. Các bài tập tăng cường trí não tốt nhất nên thử là những bài đòi hỏi sự tập trung, toàn tâm toàn ý và sự nỗ lực tinh thần như học một nhạc cụ hoặc ngôn ngữ mới, làm mọi thứ một cách thủ công, chơi cờ vua, khiêu vũ hay giải ô chữ…
Thậm chí bài tập ghép chữ, ghép hình cũng là cách để tăng cường trí não cũng như các hoạt động liên quan đến não bộ. Ghép chữ, ghép hình giúp thu hút nhiều khả năng nhận thức và là yếu tố bảo vệ cho quá trình lão hóa nhận thức không gian thị giác. Việc phải thường xuyên nhìn vào các mảnh ghép khác nhau và tìm ra vị trí của chúng giúp rèn luyện trí não của mình tốt hơn.
5. Tham gia vào các hoạt động xã hội
Dù chưa già hay đã đến tuổi về hưu cũng vẫn cần duy trì hoạt động xã hội. Điều này sẽ hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Chúng ta nên tham gia các hoạt động xã hội giúp năng động, khỏe mạnh kể cả cải tạo nên sự già hóa. Hiện nay có nhiều các hoạt động, hội nhóm phù hợp với các độ tuổi, mức độ sức khỏe, trình độ để chúng ta, từ trung niên đến người cao tuổi dễ dàng tham gia.
Khi tham gia hoạt động xã hội, người cao tuổi nhận được rất nhiều lợi ích tốt cho đời sống tinh thần cũng như sức khỏe. Điều này thấy cuộc sống có ý nghĩa và có ích hơn. Khi được tiếp xúc với nhiều người, chúng ta cảm thấy thoải mái, thư giãn, chia sẻ được cuộc sống cũng như bệnh tật. Giúp giảm bớt cảm giác chán nản, mệt mỏi thường thấy. Đặc biệt là dễ thông cảm, sẻ chia, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.
Tóm lại: Tuổi tác không phải là rào cản chính vì vậy, để cải thiện sức khỏe của não bộ, việc kích thích não hoạt động thường xuyên luôn mang lại những tác động tích cực lên não bộ ở bất cứ độ tuổi nào.
Các nhà khoa học cũng khuyên chúng ta nhất là người cao tuổi nên bắt đầu “chiến dịch” cải thiện sức khỏe não bộ bằng cách đơn giản, chẳng hạn tham gia vào một câu lạc bộ đọc sách hoặc một khóa học thú vị nào đó mà khi trẻ tuổi hơn không có thời gian… cần thay đổi thói quen sống tốt hơn, khoa học hơn để một tuổi già không hay quên, minh mẫn hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Để tự chăm sóc sức khỏe khi già hơn, hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống cân đối, giữ tinh thần vui vẻ, duy trì các mối quan hệ xã hội và thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!