Trà mật ong từ các loại cây như ngọc lan tây, bạch chỉ, hoa cúc… Có tác dụng chống viêm họng, giảm ho hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Chúng cũng giúp làm dịu cổ họng và giảm ho khan. Hay thưởng thức loại trà này vào buổi tối để cảm thấy ấm áp và thư giãn.
1. Trà mật ong bạc hà giảm ho
Bạc hà tên khoa học là Mentha arvensis L., thuộc họ Hoa môi. Đây là vị thuốc rất phổ thông ở nước ta, được dùng trong cả đông y và tây y. Bạc hà được sử dụng nhiều để trị ho do lá bạc hà chứa tinh dầu menthol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho.
Ngoài ra, bạc hà còn chứa vitamin A, C, B giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Sử dụng trà bạc hà trị ho, bạn có thể sử dụng trà bạc hà túi lọc hoặc tự làm trà bạc hà như sau:
- Chuẩn bị lượng bạc hà, mật ong vừa đủ.
- Giã nát bạc hà và cho vào cốc nước sôi, ngâm trong vài phút.
- Đợi nguội bớt, rồi cho mật ong vào (nhằm đảm bảo các đặc tính có lợi của mật ong nguyên chất không bị suy giảm) rồi uống.
Trà bạc hà mật ong giúp giảm ho hiệu quả.
2. Trà mật ong hoa cúc
Theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có tác dụng giảm ho, giảm nhức đầu và ngạt mũi. Để sử dụng trà hoa cúc hỗ trợ trị ho, bạn nên hãm hoa cúc với nước nóng nhiệt độ trong khoảng 80-85 độc C, trong 3-5 phút.
Hoa cúc dùng để pha trà có thể là hoa cúc khô hoặc hoa tươi được lựa chọn và làm sạch. Trà hoa cúc pha thêm mật ong sẽ làm tăng tác dụng giảm ho, long đờm.
Trà mật ong hoa cúc
3. Trà mật ong hoa nhài
Hoa nhài có tên khoa học Jasminum sambac (L.) Aiton., thuộc họ Nhài Oleaceae. Hoa nhài có vị cay ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng.
Hoa nhài thường được hái vào mùa hè nhưng có thể phơi khô để dùng vào mùa đông khi cần thiết để chữa ho hay một số bệnh lý khác như mất ngủ, căng thẳng…
Để pha trà hoa nhài, bạn có thể sử dụng 5 hoa nhài tươi hoặc 5g hoa nhài khô, cho nước đun sôi vào và hãm trong 5-7 phút. Đợi trà nguội một chút thì cho thêm mật ong vào.
Một số trường hợp không nên dùng trà hoa nhài như phụ nữ có thai, người nhạy cảm với mùi hương hoa nhài hay khi bụng đói…
Sử dụng hoa nhài tươi hoặc khô để pha trà cùng với mật ong giúp giảm ho.
4. Trà xanh mật ong
Trà xanh giàu chất chống oxy hóa như carotenoids, vitamin C, tocopherols… và các sterol và catechin có khả năng ngăn chặn các cytokin gây viêm, làm giảm tình trạng ho, viêm họng.
Bên cạnh đó, trà xanh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chứa chất tanin có khả năng ức chế, loại bỏ nhiều loại vi khuẩn gây viêm họng như Streptococcus…
Để pha trà xanh mật ong, bạn có thể sử dụng 10g lá trà xanh tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát cho vào ấm trà. Dùng nước đun sôi tráng qua lá chè cho bớt mùi hăng và làm sạch trà rồi đổ nước đi.
Tiếp tục cho thêm nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút. Khi dùng để giảm ho, bạn có thể cho thêm mật ong, cũng có thể cho thêm chanh hoặc gừng tươi để tạo hương vị và làm tăng hiệu quả chữa ho của mật ong và trà xanh.
Trà xanh mật ong.
5. Trà mật ong gừng
Gừng còn gọi là khương, sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô). Trong y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, có nhiều tác dụng với sức khỏe.
Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch như zingiberol, capsaicin, zingiberene, methyheptenone, borneol…
Trà gừng được chế biến bằng cách sử dụng gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành lát mỏng rồi cho vào cốc nước sôi, hãm trong khoảng 10 phút. Sau đó, cho thêm mật ong vào trà, uống khi còn ấm có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm ngứa rát và giảm ho.
Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi do mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Ở người lớn, hệ thống tiêu hóa có thể xử lý các vi khuẩn này nhưng hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn quá non nớt, có thể khiến vi khuẩn phát triển và sản sinh ra độc tố trong đường ruột, gây yếu cơ và các vấn đề về hô hấp cần được chăm sóc y tế ngay lập tức…
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Thông tin về 5 loại trà mật ong giúp giảm ho tự nhiên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn có một sức khỏe tốt!