5 phương pháp chấm dứt chứng đầy bụng, khó tiêu bằng nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp

0
20

Bạn có thể sử dụng 5 phương pháp tự nhiên để chấm dứt chứng đầy bụng và khó tiêu bằng nguyên liệu trong nhà bếp như ăn dưa chuột, uống nước ấm có chanh, uống nước cam, ăn chà bông hay uống trà gừng. Đồng thời, việc tập luyện thể dục đều đặn cũng giúp cải thiện tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu

Y học cổ truyền gọi đầy bụng, khó tiêu là vị quản thống. Nguyên nhân do:

– Thất tình uất kết: Lo, buồn, giận dữ, nghĩ quá làm cho can khí uất kết. Can khí uất kết phạm tới vị khí mà gây nên bệnh;

– Tỳ vị hư hàn: Làm tỳ không vận hoá, vị không thu nạp được ngũ cốc. Khi tỳ không vận hóa thì vị mất điều hòa gây ra đầy bụng khó tiêu;

– Do ăn uống nhiều đồ sống, lạnh: Làm hàn tà tích lại ở tạng phủ không lưu thông gây ra đau, hoặc do ăn uống không điều độ, no đói thất thường, uống nhiều rượu, ăn nhiều đồ tổn thương tỳ vị mà sinh bệnh

Theo y học hiện đại một số nguyên nhân gây ra đầy bụng, khó tiêu:

– Ăn uống không đúng cách: Ăn quá nhanh, uống thức uống có gas, sử dụng ống hút khi uống, nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng, mang răng giả nhưng không phù hợp, có thói quen hút thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia… dễ gây hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

– Ăn nhiều thực phẩm tạo hơi: Một số thực phẩm tốt cho cơ thể và được sử dụng thường xuyên có thể gây đầy hơi khó tiêu như đậu, những sản phẩm từ sữa, ngũ cốc…

– Khó tiêu do cơ thể không dung nạp thực phẩm: Chẳng hạn như thực phẩm chứa gluten, lactose, fructose.

Không dung nạp gluten hay được biết đến là bệnh Celiac. Đây là chứng rối loạn tự miễn dịch gây viêm ruột non để làm giảm hấp thu gluten từ thực phẩm. Không dung nạp lactose xảy ra khi sử dụng những sản phẩm từ sữa và gây đầy hơi khó tiêu. Không dung nạp fructose xảy ra khi ăn trái cây và một số loại rau.

Ngoài ra, người thường xuyên bị căng thẳng hoặc mắc bệnh mạn tính, táo bón, thiếu lợi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn… cũng dễ sinh ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm không chứa gluten có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

– Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, không chỉ gây ợ chua mà còn có thể gây đau tức vùng bụng, ngực, đầy hơi khó tiêu, nghẹn thức ăn, hôi miệng và đau họng.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác của hệ tiêu hóa như các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu có thể do một số bệnh lý nghiêm trọng khác ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, tắc ruột, nhiễm ký sinh trùng Giardia, viêm ruột mãn tính (bệnh Crohn), …

Bên cạnh đó, việc sử dụng hoặc đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc như giảm đau, kháng viêm, huyết áp, đái tháo đường, kháng sinh, tránh thai… cũng có thể gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng…

2. Bài thuốc điều trị đầy bụng, khó tiêu

– Bài thuốc từ gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Gừng thường được dùng để trị các chứng bệnh hàn, tiêu đàm, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa. Gừng cũng giúp hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, giúp tỳ vị dễ hấp thu và giảm nôn những vị thuốc khó uống.

Để giảm đầy bụng, khó tiêu, có thể dùng gừng theo cách đơn giản nhất là uống trà gừng. Thái lát một mẩu gừng, cho vào cốc, đổ nước sôi vào chờ nguội bớt rồi uống. Hoặc dùng gói bột trà gừng hay trà gừng nhúng vào cốc nước sôi, chờ nguội rồi uống. Vắt thêm chút nước chanh vào trà gừng vừa giúp tăng thêm hương vị vừa giúp dễ tiêu hóa hơn.

Uống trà gừng giúp giảm đầy bụng, khó tiêu.

– Sử dụng tía tô

Tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn, hạ khí, giải độc, tiêu tích (tiêu khí tích tụ gây chướng bụng).

Khi bụng chướng căng cứng, hãy dùng 300g lá tía tô và thân mềm, rửa sạch, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước uống, hoặc cho 300g lá tía tô vào nồi nước, đun lên rồi chắt lấy nước uống khi còn ấm. Uống ngày 02 lần trong 3-5 ngày.

– Uống nước đậu đen rang

Đậu đen (hay đỗ đen) có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng giải độc, khu phong, hoạt huyết, tiêu hóa tốt. Cần rang 500g đậu đen (rang vàng) rồi pha như nước trà uống. Tuy nhiên, không nên uống hàng ngày, chỉ nên uống khi thấy bụng dạ ậm ạch, khó tiêu, chán ăn.

Uống nước đậu đen rang.

– Áp dụng bài thuốc

+ Thành phần Hoa nhài 6g, thạch xương bồ 6g, chè xanh 10g. Sắc nước uống ngày 02 lần sáng chiều trong 5-7 ngày.

+ Công dụng: Điều khí hòa vị giảm đau, kiện tỳ an thần. Chữa viêm dạ dày, ăn uống không ngon, tiêu hóa kém, bụng chướng đau, mất ngủ.

3. Phòng ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu

– Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán. Không nên sử dụng chất kích thích như café, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas, các gia vị nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu…

– Tham gia môn thể thao nhẹ nhàng, làm việc điều độ, ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải tỏa stress…

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng những phương pháp chấm dứt chứng đầy bụng sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên tham khảo thông tin chi tiết trên internet hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Hãy chăm sóc sức khỏe mỗi ngày!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận