Bài thuốc Khương hoạt xung hòa thang được sử dụng từ lâu trong việc điều trị viêm xoang mũi. Kết hợp các loại dược liệu tự nhiên như khương, hoạt huyết, xung hòa thang giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng sổ mũi, ngạt mũi. Để đạt hiệu quả tốt, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Trên lâm sàng, y học hiện đại chia viêm xoang mũi thành 2 loại chính:
– Viêm xoang cấp tính thường có những biểu hiện chủ yếu: Đau đầu, chảy nước mũi. Mũi có thể bị tắc một bên hoặc cả hai bên kèm theo đau vùng hốc mũi, giảm khứu giác… Bệnh tái phát nhiều đợt, kéo dài 1-2 tuần
– Viêm xoang mạn tính thường do viêm xoang cấp tính không được chữa triệt để, kéo dài ngày mà thành. Thường có những biểu hiện sau: Mũi tắc liên tục, nước mũi nhiều và đặc như mủ, đau đầu, đau tai, đau răng, mệt mỏi, khứu giác giảm hoặc mất hẳn, bệnh kéo dài trên 3 tuần.
Việc điều trị bằng đông y có hiệu quả tốt trong trường hợp viêm xoang cấp chưa có biến chứng. Nếu bị viêm xoang bội nhiễm nặng cần kết hợp điều trị với y học hiện đại.
Hình ảnh viêm xoang
1. Thành phần bài thuốc
Khương hoạt 5g, phòng phong 5g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, cam thảo 10g, tế tân 5g, thương nhỉ tử (sao, giã dập) 10g, kim ngân hoa 10g, cỏ lưỡi rắn 10g, cỏ chỉ thiên 10g, cây mè đất 10g, kinh giới tuệ 10g, cỏ mực 10g, rau tần dày lá 10 lá, đại táo 3 quả.
2. Cách dùng trị viêm xoang
Các vị thuốc cho vào nồi cùng với 800ml nước. Nấu sôi, đem xông. Mục đích là hít hơi thuốc có tinh dầu vào để thông mũi, diệt vi khuẩn, virus, giảm phù nề.
Sau đó, đem thuốc trên đun nhỏ lửa sắc còn 200ml nước thuốc, đem xông lần 2. Thuốc nguội, đun thêm 5 -10 phút (nấu cô lại), chia 2 phần, uống trong 1 ngày.
Ngày sắc 1 thang. Dùng mỗi đợt 10 thang là 1 liệu trình. Nghỉ 1 tuần lại tiếp tục 1 liệu trình mới. Dùng 30 – 50 thang.
3. Gia giảm trong bài thuốc
+ Nếu có viêm loét dạ dày gia thêm: Lá dạ cẩm 10g, hoàng liên 5g, chỉ xác 10g, ô tặc cốt 5g.
+ Nếu có đàm nhớt nhiều gia thêm: Bán hạ 10g, trần bì 10g, cát cánh 10g.
+ Nếu có cao huyết áp: Bỏ vị cam thảo, gia thêm câu đằng 10g, cúc hoa 10g, trái nhàu khô (xắt nhỏ, sao vàng) 10g, hoa hòe 10g, đỗ trọng 10g, trạch tả 10g.
+ Nếu có suy nhược gia thêm: Đảng sâm 10g, hoàng kỳ 10g, đương quy 10g…
Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa), vị thuốc trị viêm xoang
4. Phương giải một số vị thuốc nam chữa viêm xoang trong bài
– Thương nhĩ tử hay còn gọi là ké đầu ngựa: Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính ấm… có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp. Dùng chữa phong hàn, đau đầu, tay chân co rút, phong tê thấp, đau khớp, mũi chảy nước hội, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, đau răng, đau họng…
– Cây mè đất: Vị đắng, cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm… dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm, viêm đường hô hấp, thấp khớp.
– Kim ngân hoa: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Dùng chữa mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, ban sởi, tả, ho do phế nhiệt, thấp khớp, viêm mũi dị ứng...
– Cỏ lưỡi rắn hay còn gọi là bạch hoa xà thiệt thảo Vị ngọt, đắng, tính hàn… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tan ứ, phòng ung thư. Dùng làm thuốc chống viêm, chữa phế nhiệt, hen suyễn, viêm họng, viêm đường tiết niệu…
– Rau tần dày lá: Vị the, cay gắt, mùi thơm tính ấm, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, thoái nhiệt, tiêu độc. Rau tần dày lá dùng làm rau ăn kích thích tiêu hóa và làm thuốc trị ho, trị viêm nhiễm khuẩn rất tốt. Lá rau tần dày lá chữa viêm phế quản, viêm họng, viêm bàng quang và đường tiểu, cảm cúm, ho suyễn…
– Cây chỉ thiên: Còn gọi cây lưỡi mèo, vị đắng, tính mát… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, thông tiểu, tiêu thũng. Dùng chữa cảm mạo, sốt cao, sưng họng, chảy máu cam, nôn ra máu, viêm thận cấp, phù thũng, viêm gan siêu vi, khí hư bạch đới, tiểu tiện gắt…
– Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi: Vị chua, ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng cầm máu, chống viêm nhiễm đường hô hấp…
Cỏ mực dùng làm thuốc bổ máu, trị các chứng xuất huyết: ho ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, nôn ra máu, tiểu ra máu, ban sởi, sốt xuất huyết, ho, hen, viêm họng, bỏng, lao phổi….
– Kinh giới: Kinh giới vừa làm gia vị, vừa làm thuốc có tác dụng kháng khuẩn. Người ta thường dùng bông để làm thuốc gọi là kinh giới tuệ. Kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn, khu phong, tan ứ, phá kết. Sao đen thì chỉ huyết. Dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, nhức xương, viêm họng, ho, lở ngứa, mụn nhọt…
Để chữa trị tận gốc bệnh viêm xoang, người bệnh cần đến một phòng khám Đông y, để được các thầy thuốc thăm khám và hướng dẫn dùng thuốc cụ thể.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe và may mắn!