Trong thời kỳ mang thai, việc chăm sóc dinh dưỡng cho thai nhi rất quan trọng. Mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống cân đối, đa dạng và chất lượng. Hãy tăng cường ăn rau củ, protein, canxi, axit folic và sắt. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ uống có gas và đồ ngọt. Luôn duy trì việc uống nước đều đặn và thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng phù hợp. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Các nguyên nhân nghén ở bà bầu
Nghén là triệu chứng hầu hết chị em gặp phải khi mang thai. Tình trạng đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.
Với nhiều mẹ bầu, 8-9 tuần đầu là khoảng thời gian triệu chứng nghén bắt đầu xuất hiện gây ra những cảm giác rất khó chịu. Sau 12 tuần những triệu chứng này sẽ dần giảm đi, nhưng cũng có không ít các mẹ bầu phải chịu đựng cơn nghén này trong suốt thời kỳ mang thai. Mức độ ốm nghén cũng khác nhau ở mỗi người, có người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua vài lần và cũng có những bà bầu không hề xảy ra tình trạng ốm nghén.
Trong thời kỳ mang thai, nồng độ Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) và Progesterone tăng lên gấp đôi được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm nghén ở bà bầu.
Tại thời điểm mang thai nồng độ Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) tăng lên dẫn đến tình trạng chóng mặt, nôn ói trầm trọng. Một lượng lớn hormone Progesterone gây giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa, khiến lượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác buồn nôn. Thêm vào đó, hormone này còn làm chậm khả năng tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng nghén bầu là một dấu hiệu tích cực cho thấy thai phụ đang trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. Nghén không ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại, đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Stefanie N.Hinkle năm 2016 cho thấy, thai phụ bị nghén có tỷ lệ sảy thai thấp hơn khoảng 50 – 70% so với những thai phụ không bị nghén. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá các triệu chứng ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, ngay sau khi các dấu hiệu mang thai sớm xuất hiện, khẳng định có sự liên hệ mật thiết giữa buồn nôn, nôn ói với nguy cơ sảy thai thấp ở thai phụ.
Bà bầu nghén nặng nên ăn gì?
Trải qua những đợt ốm nghén kéo dài, mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng sụt cân, thai nhi thiếu dưỡng chất vì những cơn nôn ói thường xuyên. Sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo theo những hệ lụy tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe tinh thần người mẹ.
Tình trạng nôn ói kéo dài khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mất cảm giác thèm ăn, ăn ít. Lúc này, ngoài việc cố gắng bổ sung dinh dưỡng theo tháp dinh dưỡng được Viện Dinh dưỡng Quốc Gia khuyến nghị, mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn nhằm giảm cơn nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Gừng: Gừng chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, ói mửa ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể pha trà gừng hoặc sử dụng mứt gừng.
Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai… đều có chứa “thuốc kháng axit” tự nhiên, giúp trung hòa axit trong dạ dày và giảm cơn ốm nghén cực tốt.
Bánh mặn: Một lượng lớn carbohydrate trong các loại bánh mỳ, bánh quy có tác dụng giúp trung hòa axit dạ dày. Bổ sung một lát bánh mì nướng, vài chiếc bánh quy mặn vào thực đơn là một gợi ý thiết thực với các mẹ bầu nghén nặng.
Quả me, quả sấu: Me là “vị thuốc” chữa nôn ói, chán ăn khá hiệu quả. Mẹ hãy cho quả me vào nước và đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống sẽ giúp giảm triệu chứng nghén. Vị chua thanh của sấu cùng dinh dưỡng từ sườn lợn và bí xanh sẽ giúp mẹ giảm nghén hiệu quả.
Khoai lang, khoai tây: Khoai lang giàu chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, photpho… Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho chính mình và thai nhi mà còn giảm hẳn các triệu chứng ốm nghén. Ngoài ra, khoai tây hấp/nướng cũng là bữa ăn nhẹ hoàn hảo cho thai phụ bởi chúng chứa nhiều chất bột đường giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và làm giảm cảm giác buồn nôn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, mỡ động vật, các món ăn nhiều gia vị đậm, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, các đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Đồng thời mẹ bầu nên áp dụng chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý để đảm bảo có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.Trong trường hợp nghén nặng, nôn quá nhiều, mẹ cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Để chăm sóc dinh dưỡng cho thai nhi khi bầu bí, hãy đảm bảo mẹ ăn đủ chất, uống đủ nước và nghỉ ngơi đúng cách. Điều quan trọng là thường xuyên thăm khám thai và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc bạn và thai nhi khỏe mạnh! #ChămSócThaiNhi #DinhDưỡngThaiNhi