Để giảm mệt mỏi và uể oải mà không cần dùng thuốc, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục đều đặn, ăn uống cân đối, đủ giấc ngủ và tìm hiểu các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định hoặc massage. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây stress cũng giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
1. Nguyên nhân gây mệt mỏi, thiếu năng lượng?
Có nhiều nguyên nhân gây mệt mỏi, giảm năng lượng:
- Các vấn đề về dinh dưỡng như thiếu máu
- Các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ
- Trầm cảm
- Mức độ căng thẳng cao
- Rối loạn tuyến giáp
- Bất thường về lượng đường trong máu (đái tháo đường)
- Nhiễm trùng
- Ung thư…
Một số loại thuốc thường dùng cũng có thể làm giảm mức năng lượng, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin chống dị ứng
- Thuốc chống trầm cảm
- Các thuốc an thần benzodiazepam như alprazolam
- Thuốc giảm đau opioid
- Thuốc trị tăng huyết áp (thuốc chẹn beta)…
Khi bị tình trạng mệt mỏi, năng lượng thấp… cần đi khám để xác định nguyên nhân để có biện pháp ứng phó thích hợp.
Khi bị mệt mỏi kéo dài nên đi khám để xác định nguyên nhân và can thiệp thích hợp…
2. Những chất bổ sung nào giúp tăng năng lượng, giảm mệt mỏi?
Thiếu năng lượng và sự mệt mỏi bao gồm các khía cạnh cả thể chất và tinh thần. Các biện pháp tăng cường năng lượng có thể cải thiện các triệu chứng về thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Việc sử dụng chất bổ sung phải được cá nhân hóa và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Dưới đây là một số chất bổ sung giúp giảm mệt mỏi:
– Sắt: Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi, thiếu máu, sức bền thấp, chân bồn chồn… Sắt rất quan trọng cho việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, các cơ không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Điều này gây mệt mỏi, làm giảm sức chịu đựng khi tập thể dục…
Đối với hầu hết mọi người, lượng sắt có thể được duy trì thông qua các thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ. Tuy nhiên, những người bị thiếu máu sẽ cần bổ sung sắt, có thể không kê đơn (OTC) hoặc tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ chính của sắt liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón…
– Vitamin B12: Vitamin B12 (cobalamin) cần thiết cho quá trình sản xuất DNA và năng lượng trong tế bào của cơ thể và cũng cần thiết cho việc vận chuyển oxy.
Mức vitamin B12 thấp có liên quan đến các triệu chứng:
- Năng lượng thấp
- Giảm khả năng chịu đựng khi tập thể dục
- Hụt hơi…
Do đó, đối với người thiếu hụt vitamin B12 cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
– Các vitamin B khác: Cùng với vitamin B12, hầu hết các vitamin B khác đều quan trọng để sản xuất năng lượng trong tế bào của cơ thể. Các vitamin B có thể giúp chống mệt mỏi bao gồm:
- Vitamin B1 (thiamin)
- Vitamin B2 (riboflavin)
- Vitamin B3 (niacin)
- Vitamin B5 (axit pantothenic)
- Vitamin B6 (pyridoxin)
- Vitamin B8 (biotin)
Mức độ thấp của các vitamin này có thể gây ra các tình trạng như: Thiếu máu cục bộ, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, bệnh beriberi… Những tình trạng này đều được đặc trưng bởi sự yếu đuối và mệt mỏi.
Bổ sung các vitamin giảm mệt mỏi theo chỉ định của bác sĩ.
– Selen: Đây là một vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm như thịt, cá và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống (mặc dù việc bổ sung selen từ chế độ ăn uống sẽ an toàn, hiệu quả hơn). Người lớn thường cần 55 microgam (mcg) mỗi ngày và yêu cầu này tăng lên trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Selenium tập trung nhiều ở tuyến giáp. Cần có đủ lượng selen trong cơ thể để duy trì chức năng tuyến giáp khỏe mạnh và ngăn ngừa rối loạn tuyến giáp. Nếu tình trạng mệt mỏi liên quan đến tình trạng tuyến giáp, có thể bổ sung selen. Tuy nhiên, lượng selen cao (trên 400 mcg mỗi ngày) có thể gây độc tính.
Một số triệu chứng ngộ độc bao gồm:
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau bụng
- Rụng tóc
- Hơi thở hôi…
– Chất đạm: Chất đạm (hay protein) hỗ trợ cơ, xương, hệ thần kinh khỏe mạnh và rất quan trọng đối với hoạt động thể chất khi con người già đi.
Một người trung bình cần khoảng 0,8g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Thông thường, điều này có được thông qua thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
Trong một số trường hợp bệnh lý, người bệnh mệt mỏi do thiếu đạm có thể dùng các sản phẩm chứa đạm bổ sung cho cơ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, việc hấp thụ protein từ chế độ ăn uống sẽ tốt hơn so với việc bổ sung dinh dưỡng, vì các sản phẩm bổ sung có thể gây tác dụng phụ. Ví dụ: Bột protein có thể gây mất nước và các vấn đề về dạ dày như buồn nôn và táo bón. Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của protein, đặc biệt ở liều cao, bao gồm: Loãng xương, suy thận…
Những người mắc bệnh thận nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ trước khi thay đổi lượng protein nạp vào.
– Creatine: Đây là chất bổ sung phổ biến được các vận động viên sử dụng để xây dựng cơ bắp và nâng cao hiệu suất tập luyện. Creatine cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ bắp. Hầu hết mọi người cần từ 2 – 3 g creatine mỗi ngày.
Creatine có thể có lợi cho những đợt tập thể dục cường độ cao trong thời gian ngắn. Nó cũng có thể cải thiện các triệu chứng mệt mỏi về tinh thần và tăng cường trí nhớ và nhận thức.
Một số nghiên cứu cho thấy nó có thể mang lại lợi ích cho những người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính hoặc COVID-19 kéo dài… nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.
– Tyrosine: Là một axit amin có thể chống lại sự mệt mỏi. Tyrosine có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:
- Phô mai
- Đậu
- Thịt
- Quả hạch
- Sản phẩm sữa
- Các loại ngũ cốc…
– Trà: Các thành phần thường thấy trong trà như axit amin L-theanine, caffeine… có thể giúp chống mệt mỏi, giúp tỉnh táo. Tác dụng của caffeine được tăng lên khi dùng nó kết hợp với L-theanine.
3. Các phương pháp khác giúp giảm mệt mỏi
Việc điều trị tình trạng năng lượng thấp sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và có thể bao gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe như sau:
- Yoga
- Bài tập thể dục
- Thiền
- Trị liệu hành vi nhận thức
- Vệ sinh giấc ngủ…
Như vậy, một số chất bổ sung có thể giúp cải thiện mức năng lượng và chống mệt mỏi. Tuy nhiên, trước khi dùng các sản phẩm này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng… để dùng đúng cách và an toàn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Để giảm mệt mỏi và uể oải, bạn có thể thực hiện việc tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ ăn uống cân đối, đủ giấc ngủ và thực hành kỹ thuật thở sâu. Đồng thời, quản lý căng thẳng và tìm kiếm sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tinh thần và sức khỏe tổng thể. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và năng động!