Việc điều trị viêm xoang mãn tính đôi khi gặp nhiều khó khăn do cần thời gian và kiên nhẫn để đạt được kết quả hiệu quả. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng kháng sinh, dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, hoặc thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết. Để giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát, việc duy trì chăm sóc sức khỏe hàng ngày cũng rất quan trọng.
Viêm xoang chia thành các thể:
– Viêm xoang cấp: Đa số các triệu chứng bắt đầu như cảm lạnh thông thường và sẽ hết trong vòng 7-10 ngày. Nhưng cũng có một số bệnh nhân có sự lan rộng của tình trạng nhiễm trùng sẽ dẫn đến bệnh kéo dài thời gian hơn.
– Viêm xoang bán cấp: Kéo dài từ 1-3 tháng.
– Viêm xoang mạn kéo dài trên 3 tháng, thậm chí trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm với các đợt bùng phát.
– Viêm xoang tái phát xảy ra nhiều đợt viêm trong một năm.
Cho dù cấp tính hay mạn tính, các biểu hiện của viêm xoang cũng thường tiến triển sau khi bị cảm lạnh hoặc trong thời gian bị viêm mũi dị ứng nặng, liên tục kéo dài.
Triệu chứng rõ rệt nhất của viêm xoang là đau nhức do áp lực ở má và trán kèm theo chảy nước mũi đặc màu vàng hoặc xanh; chảy dịch vùng mũi sau, thay đổi vị giác; ho; nghẹt mũi; trong một số trường hợp viêm xoang cấp có thể có sốt…
2. Cách thuốc điều trị viêm xoang
Khi bị viêm xoang cấp, bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe, công việc. Nếu điều trị không đúng, có thể tiến triển đến viêm xoang mạn, viêm xoang tái phát… thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phế quản mạn tính.
Việc điều trị viêm xoang tùy thuộc nguyên nhân, mức độ, vị trí viêm xoang và thời gian mắc bệnh. Nhưng nhìn chung, điều trị viêm xoang vẫn bao gồm các phương pháp nội khoa và ngoại khoa kết hợp vệ sinh xoang.
2.1 Điều trị viêm xoang cấp
Trên 70% bệnh nhân viêm xoang cấp do dị ứng thời tiết hoặc virus, bệnh sẽ tự hồi phục mà không cần sử dụng kháng sinh. Nếu viêm xoang dẫn đến tắc mũi, khó thở làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bác sĩ có thể kê thuốc giúp giảm tình trạng này.
Khi được xác định viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, trong đó việc sử dụng kháng sinh đường uống, kết hợp thuốc nhỏ mũi, thuốc chống phù nề, thuốc kháng viêm… có thể rút ngắn thời gian bị viêm xoang cấp và làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.
– Kháng sinh: Việc chọn lựa kháng sinh, liều dùng, đường dùng, thời gian sử dụng cho từng bệnh nhân… rất quan trọng, quyết định việc thành công trong điều trị bệnh hay không. Do đó, bác sĩ sau khi xác định được chủng vi khuẩn gây bệnh sẽ chỉ định kháng sinh phù, có độ nhạy cao đối với vi khuẩn gây bệnh.
Ví dụ kháng sinh như penicilline G là chọn lựa tốt ban đầu và là trị liệu xác định cho trực trùng gram dương và gram âm và cầu trùng gram âm. Kháng sinh amoxicilline được dùng để bao vây vi khuẩn Haemophilus influenzae. Amoxicilline + potassium clavulanate (augmentin) thích hợp đối với đại đa số các tác nhân gây bệnh viêm xoang cấp.
Cần chú ý khai thác tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh. Khi sử dụng đúng thuốc, bệnh sẽ được cải thiện trong vòng 2-3 ngày. Bệnh nhân bị sốt nhẹ sẽ hết sốt hoặc giảm sốt, giảm ho, chảy mũi giảm đáng kể. Nhưng kháng sinh vẫn phải tiếp tục dùng liên tiếp ít nhất là 7 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Thời gian dùng kháng sinh điều trị viêm xoang trung bình từ 10 ngày tới 2 tuần.
– Thuốc co mạch: Thuốc co mạch tại chỗ hoặc co mạch toàn thân có lợi và tạo thuận lợi cho dẫn lưu mủ trong xoang ra ngoài bằng cách giảm phù nề niêm mạc lỗ thông khe. Nhiều bệnh nhân chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cũng cải thiện bệnh đáng kể tình trạng tắc mũi.
– Thuốc chống dị ứng: Chỉ nên dùng ở bệnh nhân khi xác định được viêm xoang khởi phát là do dị ứng.
– Thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể dùng để kiểm soát đau cho trường hợp bệnh nhân đau nhức nhiều. Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 18 tuổi.
-Thuốc chống nấm: Nếu chẩn đoán viêm mũi xoang có liên quan đến nấm, cần thiết phải sử dụng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ soi cấy định danh vi nấm và chọn lựa thuốc kháng nấm nhạy cảm nhất.
Bên cạnh việc điều trị dùng thuốc, nên kết hợp nghỉ ngơi và uống nhiều nước trong ngày. Xông mũi bằng hơi nước ấm, khí ẩm hoặc rửa hốc mũi ngày nhiều lần bằng dung dịch nước muối sinh lý. Chọc rửa xoang tại chuyên khoa tai mũi họng.
Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc khi thấy có triệu chứng viêm xoang. Bởi khi dùng thuốc sai, bừa bãi có thể dẫn đến vòng xoáy của bệnh viêm mũi xoang, dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng như gây xơ cứng niêm mạc mũi do thuốc, phù nề tái phát…
2.2 Điều trị viêm xoang mạn
Viêm xoang mạn thường không phải do nhiễm trùng, nên dùng kháng sinh không giúp ích được gì mà còn gây hại. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc xịt mũi có chứa corticoid cho viêm xoang mạn, tái phát. Bệnh nhân không tự ý dùng vì sử dụng sai chỉ định hoặc lạm dụng corticoid có thể gây ra nhiều tai biến nặng nề.
Nếu viêm xoang tái phát do dị ứng, có thể sử dụng thuốc kháng dị ứng để điều trị triệu chứng tạm thời. Tuy nhiên quan trọng hơn hết là phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên kích thích. Vệ sinh môi trường làm giảm dị ứng nguyên rất cần quan trọng đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng do bụi, nấm mốc, lông thú vật…
Khi điều trị nội khoa thất bại, phẫu thuật nội soi mũi xoang có thể là một chọn lựa. Tuy nhiên cần phải xem xét đến nhiều yếu tố tình trạng bệnh lý và vấn đề dị ứng. Phẫu thuật là cách điều trị cuối cùng ở trẻ bị viêm xoang không đáp ứng đối với tất cả các phương pháp điều trị.
3. Tại sao viêm xoang điều trị lại khó dứt điểm?
Cấu tạo của xoang là do nhiều xương sọ mặt ghép với nhau thành hốc rỗng. Các xương phần lớn là các xương rỗng, tạo thành xoang. Những hốc rỗng nằm trong xương sọ và được mang tên cùng với tên của xương đó. Trong lòng các xoang được lót bởi niêm mạc xoang (có cấu tạo giống với niêm mạc hô hấp) nên các chất xuất tiết từ niêm mạc của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ.
Chính vì cấu tạo với các hốc rỗng, nên khi bị viêm xoang việc điều trị rất khó dứt điểm, kể cả khi dùng thuốc tại chỗ như nhỏ, xịt, khí dung… thuốc đến được hết các hốc xoang cũng không thuận lợi. Hoặc dùng thuốc đường toàn thân thì hiệu quả của thuốc khi đến được các vị trí viêm trong hốc xoang cũng không đạt hiệu quả cao.
Do đó điều trị viêm xoang khó trị dứt điểm, cần phải kết hợp nhiều biện pháp chứ không phải chỉ dùng một loại thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc uống là có thể chữa khỏi.
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết về thách thức trong việc điều trị viêm xoang mạn tính. Hy vọng thông tin này giúp ích cho quý vị.