Chữa hắc lào tự nhiên với các loại thảo dược quen thuộc

0
14

Hắc lào là một vấn đề da thường gặp và có thể điều trị bằng các loại thảo dược tự nhiên như nha đam, trà xanh, cam thảo và dầu oải hương. Các thành phần này có khả năng làm dịu da, giảm vi khuẩn và giúp da mau lành vết thương. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Hắc lào là danh từ dân gian dùng để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da do vi nấm trichophytan, ephidermephyton, microsprum gây ra.

Bệnh có đặc trưng với tổn thương sẩn đỏ, ngứa, có bọng nước, lan rộng thành hình vòng. Tổn thương thường xuất hiện quanh thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú… Một số vị thuốc nam có tác dụng tốt trong điều trị hắc lào.

1. Lưu ý khi điều trị hắc lào bằng thảo dược

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường, tránh ẩm mốc.
  • Không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác, tránh gần gũi với thú nuôi trong nhà.
  • Cần điều trị liên tục, thường xuyên, đúng liều lượng, tránh bệnh tái phát.
  • Cần tham khảo ý kiến chuyên khoa da liễu để có thể điều trị dứt điểm bệnh.
  • Kết hợp đông y và tây y là phương pháp điều trị hiệu quả.

2. Thảo dược tự nhiên giúp điều trị hắc lào

– Rau răm: Còn có tên gọi khác thủy liễu, tên khoa học Persicaria odorata, vị cay, tính ấm, quy kinh phế, t, vị. Rau răm giúp kích thích tiêu hóa, tán hàn, sát trùng. Khi dùng bên ngoài, rau răm có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khu vực bị tổn thương và ngăn chặn không để bệnh hắc lào lan rộng.

Cách sử dụng:

  • Rau răm rửa sạch, giã nhỏ cùng muối hạt sau đó đắp vào vùng da bị tổn thương.
  • Chờ khoảng thời gian 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
  • Áp dụng bài thuốc trong 1-2 tuần.

Rau răm có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa tổn thương do hắc lào lan rộng.

– Củ riềng: Tên đông y là cao lương khương, vị cay, tính ấm, quy kinh tỳ, vị. Củ riềng còn chứa nhiều vitamin C và hàm lượng flavonoid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp vùng tổn thương do bệnh hắc lào gây ra nhanh lành hơn.

Cách sử dụng:

  • Củ riềng đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái thành từng lát mỏng.
  • Đem riềng đi nghiền nát để lấy phần nước.
  • Trộn dịch nước thu được với một chút nước tỷ lệ 1/4, bôi lên vùng da đang bị hắc lào.
  • Chờ khoảng 15 phút rửa sạch bằng nước ấm.

Riềng thái lát giã nhỏ lấy nước bôi lên vùng da bị hắc lào.

– Trầu không: Có tính sát khuẩn cao đẩy lùi phản ứng viêm sưng ngứa, diệt khuẩn trên bề mặt da, hạn chế sự phát triển của bệnh hắc lào.

Cách sử dụng:

  • Lựa chọn lá trầu không tươi, không úa, đem rửa sạch, giã nát lấy nước.
  • Tiếp tục thêm một lượng muối vừa đủ vào phần nước trầu không vừa thu được, khuấy đều cho tan muối.
  • Đem bôi hỗn hợp lên vùng da hắc lào mỗi ngày 02 lần, trong 2 tuần để đạt hiệu quả tốt.

Lá trầu không có tính sát khuẩn cao, tác dụng tốt trị hắc lào.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Hy vọng thông tin trên đã hữu ích cho bạn trong việc chữa trị bệnh hắc lào bằng các loại thảo dược tự nhiên. Hãy tham khảo kỹ trước khi áp dụng phương pháp này để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận