Trong dịp Tết, chuẩn bị khi sinh con “rồng” cần quan tâm đến nhu cầu chăm sóc, phát triển và may mắn cho bé. Cần tìm hiểu về tướng số và cách lựa chọn tên cho con. Đồng thời, chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho bé và tạo không gian hài hòa để bé phát triển tốt nhất.
1. Chuẩn bị tinh thần thoải mái nhất
Chào đón con ra đời là hạnh phúc của những người làm cha, mẹ và cả gia đình nhưng dự sinh con vào những ngày cận Tết hoặc đúng dịp nghỉ Tết khiến nhiều thai phụ không khỏi lo lắng và căng thẳng khi nhập viện.
Lo lắng nhất là dịp nghỉ Tết không đủ bác sĩ, không đủ hộ sinh hay các dịch vụ khác bị gián đoạn so với những ngày thường. Tuy nhiên dù là đêm giao thừa hay vào ngày Tết, tại bệnh viện vẫn luôn túc trực đầy đủ đội ngũ bác sĩ, hộ sinh giúp mẹ “vượt cạn” an toàn.
Quan trọng nhất là thai phụ nên giữ tinh thần thoải mái. Hãy suy nghĩ tích cực, tạo tâm lý thoải mái nhất trước khi đến viện sinh dù là vào ngày Tết. Gia đình hãy luôn quan tâm đến tinh thần của thai phụ và luôn xác định thai phụ có thể sẽ chuyển dạ bất kể lúc nào quanh thời điểm dự sinh.
Hãy luôn chuẩn bị phương tiện đến bệnh viện hoặc số xe điện thoại taxi để đến khi mẹ bầu đau bụng chuyển dạ có thể đưa đến viện bất kịp thời.
Cần có kế hoạch chuẩn bị sau khi sinh ở viện về nên ở đâu (nhà mình, nhà bố mẹ đẻ hay bố mẹ chồng).
Mẹ bầu và người nhà nên tạo một tâm lý thật thoải mái, vui vẻ khi ở nhà đợi đến ngày sinh. Cố gắng đừng nghĩ quá nhiều về chuyện sinh nở mà nên dành thời gian để nghỉ ngơi để có tâm lý tốt và thoải mái.
2. Chuẩn bị sẵn đồ đạc cần thiết mang theo khi đi sinh con
Mẹ bầu chuẩn bị sẵn túi đồ đi sinh để có thể mang đi bệnh viện bất cứ khi nào có dấu hiệu sinh nở. Túi đồ chuẩn bị nhập viện sinh gồm tất cả những đồ đạc thiết yếu cho cả hai mẹ con trong những ngày nằm viện.
Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ
Vật dụng cá nhân của mẹ khi đi sinh
– Quần áo: Bệnh viện sẽ cung cấp áo, dép đi trong nhà cho sản phụ nhưng mẹ vẫn nên mang theo cho mình từ 1 – 2 bộ đề phòng đồ bẩn chưa đến giờ bệnh viện đổi đồ và mặc khi xuất viện.
Quần áo mang theo nên là loại mỏng nhẹ, rộng rãi tốt nhất là chất cotton để mặc trong viện và đặc biệt là có nút áo thuận tiện cho bé bú. Nếu đúng đợt trời lạnh rét, nên chuẩn bị ít nhất một áo khoác phao nhẹ hoặc len để dễ mặc.
– Tất chân: từ 2 – 3 đôi phòng khi cơ thể mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.
– Quần lót giấy (dùng 1 lần): khoảng 20 cái (kể cả khi mẹ sinh mổ).
– Băng vệ sinh dành cho phụ nữ sau sinh từ 10-15 cái.
– Mũ trùm đầu hoặc khăn trùm đầu: 1 cái.
– Nút tai.
– Dây buộc tóc.
– Dép đi trong nhà.
– Vật dụng vệ sinh cá nhân: Nhiều phụ nữ vẫn nghe theo những quan niệm lạc hậu, sau sinh không nên đánh răng, rửa mặt nhưng thực tế vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng giúp mẹ tránh được những viêm nhiễm không đáng có sau sinh. Hãy chuẩn bị đầy đủ, bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt, nước rửa tay cá nhân, bàn chải tóc, son dưỡng môi, kem dưỡng da và chất khử mùi.
Chuẩn bị đầy đủ khoản này sẽ khiến sản phụ chủ động, cảm thấy thoải mái hơn sau sinh khi được dùng đồ vật quen thuộc.
Giấy tờ cần thiết để nhập viện
Trước khi đi đẻ, mẹ bầu cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ để nhập viện bắt buộc phải có là chứng minh nhân dân (hay thẻ căn cước công dân), thẻ Bảo hiểm y tế. Đây đều là những giấy tờ cơ bản để mẹ có thể làm thủ tục nhập viện nhanh chóng, thuận lợi. Nên photocopy sẵn ra 2 bản để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.
Ngoài mang theo các giấy tờ trên trực tiếp, mẹ bầu có thể chụp ảnh hết các giấy tờ quan trọng này và lưu vào điện thoại để tiện lợi sử dụng trong quá trình làm thủ tục sinh tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, mẹ bầu còn nên mang theo sổ khám thai sản, các phiếu kết quả khám, siêu âm, xét nghiệm trước đó. Những giấy tờ này sẽ giúp các bác sĩ và y tá có thể dễ dàng lên phương án chuẩn bị cho các mẹ bầu phải chuyển dạ đẻ ngay hay mổ cấp cứu ngay…
Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh
Đồ cho mẹ hay đồ cho trẻ sơ sinh cũng đều quan trọng, hầu hết mẹ đều đã sắm cho con nhiều đồ để chào đón con chào đời nhưng để mang vào viện cần những đồ gì, các mẹ đều phân vân, mang thế nào cho đủ.
Đồ sơ sinh cho bé cần có:
- 4 – 6 cái mũ đội đầu để che thóp;
- Tất tay, tất chân: 5 – 7 bộ.
- Áo quần dài tay từ 8 – 10 đề phòng bé trớ.
- Khăn quấn bé: 6 – 8 cái; khăn sữa (nhỏ): 15 – 20 cái.
- Khăn ướt: 2 gói; khăn giấy hoặc giấy vệ sinh: 1 gói/cuộn.
- Băng rốn: 4 – 5 cái.
- Miếng vệ sinh lưỡi: 5 – 7 cái.
- Bông y tế: 1 gói nhỏ.
- Nước muối sinh lý: 1 lọ nhỏ 10 ml dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.
- Máy hút sữa đề phòng trường hợp mẹ chưa thể trực tiếp cho bé bú.
- Quần đóng bỉm: 1 túi để thay khi bẩn.
- Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).
- Tấm chống thấm: 10 cái (lót cho bé).
- Gối bông mềm: 1 cái.
- Chăn mềm nhỏ: 1 cái.
- Áo bông ấm và chăn bông ấm để dùng khi xuất viện nếu ở nơi có khí hậu lạnh.
Các hạng mục khác nên mang theo khi đi sinh
Các vật dụng khác nên mang theo bên mình:
– Điện thoại, sạc điện thoại để có thể liên lạc với gia đình khi cần trao đổi như cần gửi thêm đồ từ bên ngoài.
– Nếu có bất kỳ đơn thuốc đặc biệt nào, bạn nên mang chúng đến bệnh viện để bác sĩ tham khảo trong trường hợp cần thiết.
– Có thể mang theo máy nghe nhạc để thư giãn sau sinh, khi con ngủ mà sản phụ chưa ngủ được.
– Việc chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ sinh nở và luôn ngăn nắp có thể mang lại cảm giác bình tĩnh cho thai phụ trong thời gian chờ sinh. Lưu ý, thai phụ nên bắt đầu chuẩn bị từng chút một để không trở nên quá tải và tránh căng thẳng nếu em bé chào đời sớm hơn dự kiến.
3. Đảm bảo dinh dưỡng sau sinh
Thường sau sinh thường không có bất thường gì cho cả mẹ và con, bác sĩ có thể cho về sau một ngày (đủ 24h sau sinh). Nhưng nếu sinh mổ hoặc có những bất thường sau sinh sẽ phải nằm viện để bác sĩ theo dõi sức khỏe cả mẹ và con. Vì là sinh vào những ngày Tết nên có thể việc ăn uống của sản phụ gặp nhiều khó khăn hơn, chẳng hạn như khoa dinh dưỡng của bệnh viện có thể nghỉ, vì vậy gia đình cần chuẩn bị cho mẹ bầu cháo loãng (khoảng 6 giờ đầu sau khi sinh mổ, sản phụ chỉ nên uống nước lọc. Khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới nên ăn cháo loãng và tăng dần độ đặc của cháo).
Sau khi sinh mổ khoảng 3 – 4 ngày, sản phụ có thể ăn cơm. Chú ý, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ. Nên uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả để tránh bị táo bón.
Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Nên cho sản phụ ăn các loại thức ăn dễ tiêu như: trứng gà, thịt lợn, canh xương hầm, canh gà… Tăng cường các loại rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng của sản phụ sau sinh nói chung và sau sinh mổ nói riêng rất quan trọng, quyết định khả năng hồi phục sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Một bữa ăn phải bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết gồm protein, chất béo, tinh bột, đường, vitamin, chất khoáng, nước. Nên thay đổi đa dạng các món ăn hàng ngày để sản phụ không bị chán. Có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn/ngày.
Sau khi ra viện, để giúp vết thương hồi phục nhanh chóng: chế độ ăn với protein sẽ giúp tái tạo da non làm liền vết mổ, ngoài ra vitamin và khoáng chất còn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình liền vết mổ. Các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi cũng đóng vai trò chính trong việc cầm máu.
Tăng cường lượng sữa của người mẹ: cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn, đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh.
Kiểm soát cân nặng sau sinh mổ: chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ giúp mẹ hồi phục nhanh, cho nhiều sữa mà còn giúp kiểm soát cân nặng của mẹ sau sinh với các thực phẩm như thịt nạc, rau xanh, củ quả…
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết về chuẩn bị khi sinh con ‘rồng’ trong dịp Tết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý vị. Chúc mừng năm mới và một cái Tết tràn đầy hạnh phúc!