Gợi ý 6 phương pháp trị hen phế quản hiệu quả

0
43

1. Sử dụng thuốc thông khí mở phế quản để giảm triệu chứng hen phế quản.
2. Tiêm hoặc uống thuốc kháng histamine để giảm viêm phế quản và co thắt.
3. Sử dụng máy hít hơi nước muối để giúp làm sạch và ẩm môi trường phế quản.
4. Thực hiện phương pháp thở sâu, rộng để cải thiện lưu thông không khí trong phế quản.
5. Thực hiện các bài tập hít thở và vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe phế quản.
6. Tuân thủ điều trị và hẹn tái khám định kỳ để kiểm soát triệu chứng hen phế quản.

Các tác nhân khởi phát cơn hen phế quản

Hen phế quản, còn gọi là suyễn, đặc trưng bởi hiện tượng viêm đường thở mạn tính. Bệnh được xác định bằng tiền sử xuất hiện các triệu chứng hô hấp như thở khò khè, hơi thở ngắn, ho và nặng ngực. Các triệu chứng thay đổi theo thời gian (ban đêm về sáng, theo mùa) và mức độ.

Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản. Trong đó những tác nhân dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm

– Dị nguyên đường hô hấp: Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm, những chất trong công nghiệp như bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn…

– Dị nguyên thực phẩm: Các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò…), trứng, thịt gà, lạc.

– Thuốc: Aspirin, penicillin…

Bên cạnh đó, người bệnh có thể lên cơn hen phế quản sau khi mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan…

Ngoài ra, tình trạng lo âu, cẳng thẳng, sang chấn tâm lý cũng là một trong những yếu tố khởi phát cơn hen cấp.

Hen phế quản gây tình trạng khó thở.

Đặc điểm hen phế quản

Các biểu hiện của hen phế quản được y học cổ truyền mô tả trong phạm vi các chứng Háo, Suyễn, Khái thấu, Đàm ẩm. Bệnh thường do cảm nhiễm ngoại tà (phong hàn hoặc phong nhiệt), hít phải khí tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi…, thích ăn uống đồ sống lạnh, đồ chua mặn ngọt béo hoặc do thể chất hư yếu, bệnh lâu ngày phế khí suy hoặc âm hư hỏa thịnh.

Những nguyên nhân này ảnh hưởng đến chức năng tuyên phát của phế, chức năng kiện vận của tỳ, vận hành tân dịch bị rối loạn, đàm trọc nội sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp và dự phòng cơn hen cấp của y học cổ truyền, đặc biệt là phương pháp dùng thuốc.

Bài thuốc của y học cổ truyền có tác dụng cải thiện chức năng hô hấp cho người bệnh hen phế quản.

Một số bài thuốc điều trị hen phế quản

Bài thuốc tiểu thanh long thang: Ma hoàng 12g, quế chi 12g, bán hạ chế 12g, tế tân 06g, bạch thược 12g, can khương 12g, cam thảo chích 12g, ngũ vị tử 06g. Sắc uống.

Chỉ định: Người bệnh khó thở, tiếng thở thô, ho khạc đàm nhiều, đàm trong loãng, ngực tức, người lạnh, tay chân lạnh, gặp lạnh bệnh nặng thêm, lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn, mạch huyền khẩn.

Bài thuốc tô tử giáng khí thang: Tô tử 12g, đương quy 12g, hậu phác 08g, trần bì 08g, tiền hồ 12g, cam thảo chích 06g, nhục quế 03g, bán hạ 12g, sinh khương 08g. Sắc uống.

Chỉ định: Người bệnh khó thở từng cơn, khi thở như tắc mũi, âm thanh nhỏ, thở nông, ho không có lực, khạc đàm trong loãng, sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, rêu trắng nhờn, mạch nhu tế.

Thành phần bài thuốc Tô tử giáng khí thang trị hen phế quản

Bài thuốc việt cúc hoàn gia bán hạ thang: Thương truật 12g, hương phụ 12g, xuyên khung 08g, thần khúc 12g, chi tử 12g, bán hạ chế 12g. Sắc uống trong ngày.

Chỉ định: Người bệnh ho sặc, ngực đầy, bứt rứt nóng nảy, đàm vàng hoặc trắng dính đặc khó khạc, sốt kèm sợ lạnh, tiểu vàng, tiêu bón, miệng khát, chất lưỡi đỏ tối, rêu lưỡi vàng dơ, mạch hoạt sác.

Bài thuốc ngọc bình phong tánHoàng kỳ 12g, phòng phong 10g, bạch truật 12g. Sắc uống.

Chỉ định: Người bệnh khó thở mức độ nhẹ đến trung bình, hơi thở ngắn, tiếng thở yếu, khạc đàm trong loãng, sắc mặt trắng, tự ra mồ hôi, sợ gió, dễ cảm khi thay đổi thời tiết, trước khi lên cơn hen thường có hắt hơi, tắc mũi, chảy nước mũi trong, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược.

Các vị thuốc trong bài Ngọc bình phong tán

Bài thuốc lục quân tử thang: Nhân sâm 06g, bạch linh 10g, bạch truật 12g, cam thảo 08g, bán hạ 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chỉ định: Người bệnh ho khạc đàm nhiều, hơi thở ngắn, tiếng thở yếu, sắc mặt vàng tối, mệt mỏi không có sức, ăn ít, chậm tiêu, ăn nhiều dầu mỡ dễ đại tiện lỏng, tự ra mồ hôi, sợ gió, dễ cảm, lưỡi bệu có dấu ấn răng, rêu trắng nhờn, mạch tế hoãn.

Tứ quân tử thang gia giảmĐảng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 06g, sinh khương 06g, cam thảo 06g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chỉ định: Người bệnh thở nông, ngắn, ngắt quãng, tiếng ho nhỏ yếu, tức ngực, ho đàm trắng, tự ra mồ hôi, vận động thì khó thở tăng, dễ cảm, tiểu trong dài, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm vô lực.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này. Đừng quên rằng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận