Hành vi lẫn ở người cao tuổi thường do tác động của tuổi tác, tình trạng sức khỏe và môi trường xã hội. Để chăm sóc người cao tuổi hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân của hành vi đó và áp dụng phương pháp giao tiếp tích cực, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tinh thần cho họ.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lú lẫn
Tùy vào nguyên nhân và tổn thương thần kinh gây ra hội chứng lú lẫn là tạm thời có thể phục hồi hay không.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân có thể gây lú lẫn, đó là:
- Tổn thương não do chấn thương đầu sau một vài ngày bị thương. Chấn động có thể làm thay đổi mức độ tỉnh táo, phán quyết, phối hợp vận động và lời nói của một người.
- Cơ thể mất nước, thiếu nước có thể ảnh hưởng đến lượng chất điện giải và gây ra những vấn đề khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường
- Việc dùng thuốc không theo quy định của bác sĩ cũng có thể gây lú lẫn và triệu chứng bệnh sẽ hết khi bạn ngừng thuốc.
- Lú lẫn có thể do một số yếu tố khác gây ra như: sốt, nhiễm trùng, đường huyết thấp, đường huyết cao đột, đột quỵ, mất ngủ thường xuyên…
Biểu hiện khi bị lú lẫn
– Tiếp thu thông tin chậm. các suy nghĩ lộn xộn, vô tổ chức.
– Thay đổi cảm xúc bất thường: hay cáu gắt, tức giận, thay đổi cảm xúc đột ngột, đôi lúc tức giận, bối rối…
– Ảo tưởng. Không nhận ra hoặc lúc nhận được, lúc không nhận ra được người thân, quen. Hội chứng lú lẫn càng nghiêm trọng thì thời gian tỉnh táo của bệnh nhân càng ít.
– Trầm tư, ít nói. Ánh mắt nhìn xa xăm, không có trọng tâm.
– Thiếu nhận thức thời gian và vị trí.
Hội chứng lũ lẫn ở người cao tuổi sẽ phải gặp bác sĩ khi thấy sốt cao, da lạnh ẩm, run rẩy, thở không đều. Lúc này bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm, điện não đồ, chụp CT đầu…để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cách chăm sóc người mắc chứng lú lẫn
Hội chứng lú lẫn tuổi già, khả năng phục hồi khá hạn chế, chăm sóc và điều trị chủ yếu dựa vào người nhà. Bạn cần thực hiện:
- Trấn an tinh thần người bệnh.
- Giám sát sát sao, cho người cao tuổi ăn cơm, uống thuốc đúng giờ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng để tránh bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng, nên chia nhỏ các bữa ăn.
- Chuẩn bị đồ cá nhân cho người cao tuổi khi tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
- Thường xuyên nhắc vị trí, địa điểm họ đang ở.
- Động viên, khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động tập thể, ngoài trời.
- Người bệnh cần phải hoạt động thể chất, rèn luyện thân thể, chơi các môn thể thao phù hợp với tuổi và sức khỏe của chính mình.
- Quần áo của bệnh nhân cần rộng rãi và thoải mái, thoáng mát, dễ sử dụng.
- Giầy, dép cũng không nên có dây buộc vì sẽ khiến người bệnh thêm bối rối; và nên chọn loại đế chống trơn, bền chắc.
- Các vật dụng có thể gây hại cho người bệnh như thuốc men, đồ điện, phích nước cần để trên cao để tránh người bệnh tự lấy uống hoặc vô ý sử dụng.
- Nên thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân.
- Nói chuyện về các sự kiện hiện tại và kế hoạch trong ngày.
- Cố gắng giữ cho môi trường xung quanh yên tĩnh và thanh bình.
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian đọc bài viết về hành vi ở người cao tuổi. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về nguyên nhân và biện pháp chăm sóc cho người cao tuổi. Chân thành cảm ơn và kính chúc quý vị sức khỏe!