Nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao sau kỳ nghỉ Tết do thực phẩm đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết và bảo quản không đúng cách. Để tránh nguy cơ này, hãy kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, bảo quản đúng cách và chú ý đến vệ sinh khi chế biến thực phẩm.
Sau dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình vẫn còn dư thừa thực phẩm, việc thời tiết nồm ẩm kèm theo bảo quản không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Việc chế biến nấu đi nấu lại nhiều lần các đồ ăn nhất là đồ ăn chế biến sẵn như giò chả, đồ ăn nhiều gia vị, đồ ăn hết hạn sử dụng cũng là nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm. Khi các loại thực phẩm bánh chưng, mứt, bánh kẹo… có thể xuất hiện nấm mốc, chảy nước, màu sắc biến đổi hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì nên bỏ.
Biểu hiện ngộ độc thực phẩm
Có một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ bị bỏ qua. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra ngộ độc, các dấu hiệu sẽ khác nhau. Và các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sớm trong một sau vài giờ hoặc muộn trong vài ngày sau khi ăn.
Trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy kèm theo các biểu hiện mất nước như khô môi, khát nước hoặc nhiễm trùng gây sốt, liên tục vã mồ hôi.
Trường hợp ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất sẽ gây ra các biểu hiện phức tạp hơn, không chỉ xảy ra ở hệ tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh bất thường, trụy mạch…
Ngoài ra còn có trường hợp ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên. Như các thực phẩm vốn chứa sẵn độc tố như măng, cá nóc, cóc, sắn… nếu không được chế biến đúng cách khi ăn sẽ gây ra những triệu chứng bất thường.
Khi nào người bệnh cần đến bệnh viện?
Ngộ độc thức ăn hay còn gọi là ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do vậy khi có các triệu chứng bất thường sau cần đưa người bệnh đến viện ngay:
– Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng: Khi đi đại tiện thấy có máu và chất nhầy lẫn trong phân. Người bệnh ngoài đau bụng dữ dội còn thấy đau ở các vị trí như đau ngực, đau họng, đau cổ…
– Rối loạn tim mạch: Xuất hiện các dấu hiệu tụt huyết áp, khó thở, loạn nhịp tim, đau ngực…
– Rối loạn thần kinh: Người bệnh có biểu hiện nhìn đôi, nhìn mờ, nói khó, nói ngọng… hoặc gặp tình trạng liệt cơ, co giật, chóng mặt, đau đầu.
– Ở những người có sức đề kháng giảm như trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người lớn tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, người sử dụng các loại thuốc gây ức chế miễn dịch (ung thư, dị ứng, xương khớp…), người suy dinh dưỡng… thì có thể gặp tình trạng nghiêm trọng hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Lưu ý để tránh ngộ độc thực phẩm sau kỳ nghỉ Tết: chọn mua thực phẩm sạch, bảo quản thức ăn đúng cách và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúc bạn có một kỳ nghỉ Tết an lành và đầy ý nghĩa!