Cà phê làm tăng axit dạ dày và có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng. Những người có vấn đề về tiêu hóa, loét dạ dày, dạ dày vi khuẩn Helicobacter pylori, và thai phụ nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê để giảm nguy cơ đau bụng.
Nguyên nhân uống cà phê bị đau bụng
Có nhiều người gặp phải tình trạng đau bụng sau khi uống cà phê, ngoài ra còn có thể đi kèm triệu chứng tiêu chảy, đi phân lỏng. Nếu các tình trạng đau bụng, tiêu chảy khi uống cà phê biến mất khi ngừng sử dụng cà phê thì không đáng lo ngại. Còn nếu sau khi ngừng dùng cà phê mà đau bụng, tiêu chảy vẫn kéo dài thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra.
Bên cạnh công dụng giúp tỉnh táo, cải thiện tâm trạng,… cà phê vẫn có thể gây nên vấn đề tiêu hóa ở một số người. Nguyên nhân chủ yếu do các thành phần bên trong cà phê như caffeine, acid hoặc các chất phụ gia được thêm vào khi pha cà phê.
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên trong cà phê, có thể làm tăng tần suất co bóp của đường tiêu hóa, từ đó làm tăng nhu động ruột. Chưa kể, caffeine còn có thể gây tăng tiết acid dạ dày, làm gia tăng cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Không chỉ caffeine, acid trong cà phê cũng được xem là tác nhân gây đau bụng khó chịu sau khi uống cà phê. Cà phê chứa nhiều acid, chẳng hạn như acid chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, có khả năng làm tăng tiết acid dạ dày, từ đó gây nên các vấn đề liên quan đến dạ dày.
Ở một số trường hợp khi uống cà phê bị đau bụng không phải do cà phê, mà do các chất phụ gia được thêm vào cà phê như đường, kem, sữa,… Ví dụ như với người bị bất dung nạp lactose, khi uống cà phê có thêm sữa thì có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, đau thắt bụng, hoặc tiêu chảy.
Cần làm gì nếu uống cà phê bị đau bụng, ai không nên uống cà phê?
Uống cà phê đau bụng có thể lựa chọn loại cà phê được rang lâu hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê rang lâu sẽ chứa ít acid hơn. Ngoài ra, để giảm các biểu hiện đau bụng khi uống cà phê chúng ta có thể lựa chọn uống cà phê ủ lạnh, vì cà phê được ủ lạnh chứa ít acid hơn cà phê nóng.
Không nên uống cà phê khi đói bụng. Có thể thay thế sữa chứa đường lactose thành sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân,… đối với những người không thể dung nạp đường lactose.
Trên thực tế, không phải ai cũng thích hợp với uống cà phê. Một số người được khuyến cáo không nên dùng cà phê trong đó gồm những người có vấn đề tiêu hóa như bị tiêu chảy, trào ngược dạ dày – thực quản,… thì không nên sử dụng cà phê.
Giải thích nguyên nhân này, các nghiên cứu cho thấy nếu người bị hội chứng ruột kích thích (thường đi đại tiện dạng lỏng nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê. Vì caffeine trong cà phê có thể gây kích thích đường ruột, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy.
Những người thường xuyên bị tiêu chảy nên tránh dùng cà phê. Bởi khi uống cà phê buổi sáng có thể làm cho ruột hoạt động mạnh hơn và điều này cũng góp phần làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu mắc trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) cũng không nên uống cà phê vì trong cà phê có caffeine có thể gây nên chứng ợ nóng. Người bị trào ngược dạ dày – thực quản uống cà phê có thể khiến cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Đau bụng sau uống cà phê có thể do dạ dày nhạy cảm, loét dạ dày hoặc phản ứng với caffeine. Nếu có triệu chứng tiêu chảy, khó tiêu, nên hạn chế cà phê. Đừng quên thăm khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết.