Khi ăn gỏi sống, nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng là rất cao. Dấu hiệu thường gặp bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và mệt mỏi. Để tránh nhiễm ký sinh trùng, hãy ăn thức ăn chín đúng cách và sử dụng nước uống sạch. Nếu gặp các triệu chứng trên, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số bệnh ký sinh trùng có thể lây sang người sau khi ăn gỏi sống
Nhiễm giun Anisakis Simplex
Nếu ăn gỏi cá hồi sống, ăn sushi thì sẽ có nguy cơ nhiễm giun Anisakis Simplex rất cao. Theo WHO ước lượng có tới 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Tại nước ta có khoảng 5 triệu người trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn cá sống, trong số này có tới 500.000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá.
Nhiễm Anisakis là bệnh nguy hiểm ở người do ấu trùng giun Anisakis Simplex gây ra. Anisakis Simplex có vòng đời khá phức tạp, vì có thể sống trên nhiều ký chủ khác nhau. Trứng được ấp trong nước biển, ấu trùng ký sinh trên giáp xác, sau đó chuyển sang cá, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và mực.
Ấu trùng Anisakis Simplex ký sinh chủ yếu ở thành ruột và bên ngoài nội quan của cá biển, tuy nhiên ấu trùng này cũng ký sinh ở trong lớp cơ dưới da cá, đây chính là rủi ro khiến cho người ăn gỏi bị nhiễm bệnh. Gỏi sushi được làm từ thịt cá hồi, cá ngừ hoặc mực. Đây cũng chính là những loài cá biển thường mang ấu trùng Anisakis Simplex nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
Anisakis có thể gây bệnh đường ruột do ấu trùng khu trú tại thành ruột, gây đau bụng, nguy hiểm hơn ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác, đặc biệt như não bộ, mắt thì có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Anisakis có thể gây nên hiện tượng ngộ độc do độc tố, triệu chứng điển hình như nôn mửa dữ dội, tiêu chảy hoặc phát ban. Mặc dù quá trình chế biến gỏi cá có thể loại bỏ được ấu trùng Anisakis, nhưng độc tố vẫn có thể tồn tại trong thịt cá nên vẫn có thể gây nên ngộ độc.
Nhiễm sán lá phổi
Nếu ăn gỏi tôm, cá, cua… có ấu trùng sán lá phổi chưa nấu chín, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột (ấu trùng thoát nang ở tá tràng), xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào nhu mô phổi và làm tổ ở đó, một số ít cư trú tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não …
Trong quá trình xâm nhập và di chuyển của sán, có thể sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, sốt, ho, mày đay, gan lách to, bất thường ở phổi và tăng bạch cầu ái toan.
Nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ đặc biệt cao khi có thói quen ăn cá sống, gỏi cá, các món cá nước ngọt ở ao, sông, hồ không nấu chín. Ngay cả khi chỉ ăn một lần thì vẫn có thể nhiễm sán lá gan nhỏ. Thậm chí cá ở suối được cho là cá sạch thì cũng có thể gây nhiễm sán lá gan nhỏ.
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhỏ có biểu hiện đau bụng kéo dài, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút. Đặc biệt là biểu hiện đau do viêm đường mật, viêm túi mật. Sán lá gan nhỏ có thể sống trong cơ thể người đến 25 năm, chúng sống trong gan, gây sỏi mật dẫn đến xơ gan, xơ hóa đường mật. Đáng lưu ý sán lá gan nhỏ sau nhiều năm tồn tại trong gan có thể gây ung thư đường mật dẫn đến tử vong.
Khi ăn cá chưa được nấu chín có mang ấu trùng sán lá gan nhỏ, sau khi ăn các ấu trùng này sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng rồi theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. Thời gian từ khi ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi sán trưởng thành gây ra các triệu chứng bệnh khoảng 3 – 4 tuần.
Còn với người nhiễm sán lá ruột nhỏ thường không có các biểu hiện triệu chứng điển hình, chủ yếu chỉ là rối loạn tiêu hóa, đau bụng. Bệnh lây truyền từ động vật sang người gồm 69 loài trong 11 họ, trong đó thường do một số loài thuộc họ Heterophyidae (31 loài) và Echinostomatidae (21 loài) gây nên, sán thường ký sinh ở ruột non.
Tóm lại: Hầu hết giun sán hoặc trứng, ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ sôi của nước. Chẳng hạn ấu trùng giun Anisakia trong cá biển bị chết khi nấu ở nhiệt độ 60 độ C hoặc làm lạnh đến âm 20 độ C trong 3 – 7 ngày, nhưng chúng không chết khi ngâm muối, tẩm nước sốt.
Vì vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là ăn chín uống sôi. Các gia đình nên hạn chế ăn rau sống, tuyệt đối tránh ăn cá, mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái hay chưa nấu chín, nhất là cá hồi, cá mòi, cá thu, thịt heo tái, sống, tiết canh… Mọi người cũng nên thường xuyên vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc gần gũi với các vật nuôi, vứt bỏ các thảm cũ, bụi bặm và tẩy giun định kỳ.
Khi thấy các dấu hiệu đau đầu, mờ mắt, đại tiện thấy có đốt sán, u nhỏ dưới da hoặc các biểu hiện bất thường nào, cần đi khám ngay để được phát hiện và điều trị sớm, giúp tránh biến chứng nguy hiểm.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Hãy lưu ý rằng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để nhận biết dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng từ việc ăn gỏi sống, hãy tìm hiểu kỹ về các triệu chứng và thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.