Trước khi du xuân, người cao tuổi cần kiểm tra sức khỏe, mang theo thuốc cần thiết, chọn phương tiện di chuyển phù hợp và tránh tham gia các hoạt động quá nặng. Họ cũng nên chú ý ăn uống, giữ ấm, tránh nắng nóng, uống đủ nước và thư giãn. Đặc biệt, cần lưu ý về an ninh, tránh mất cắp hoặc lạc nhóm. Đi du xuân không chỉ vui vẻ mà còn cần an toàn và tiện lợi cho sức khỏe của họ.
Những bệnh dễ gặp ở người cao tuổi khi xuân về
Khi mới bước vào mùa xuân thời tiết lúc ấm, lúc lạnh, thay đổi thất thường, người cao tuổi rất dễ bị cảm lạnh, người già sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…., thậm chí khiến các căn bệnh cũ (nếu có) lại tái phát.
Ở người cao tuổi khí huyết và xương cốt yếu nên có thể bị đau nhức xương khớp liên tục, vấp ngã. Các bộ phận xương khớp dễ bị đau nhức là khớp chân, tay, đầu gối, hội chứng cổ cánh tay, hội chứng cổ gáy… điều này có thể dẫn đến người cao tuổi ngủ không ngon, mất ngủ. Chính vì vậy đi du xuân di chuyển nhiều hơn ngày thường điều này có nghĩa là cần lựa chọn mặc ấm, chọn giầy dép có đế chống trơn và chắc chắn, đế không trợt. Không mang giày có đế cao, mang giày, dép có quai gài chặt.
Khi nhiệt độ ngoài trời lạnh, ẩm ở mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho huyết áp tăng cao gây đột quỵ, hoặc cơn đau tim cấp làm cho bệnh suy tim tiến triển. Bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là tăng huyết áp, loạn nhịp tim, bệnh mạch vành…
Dấu hiệu là khó thở, cảm giác khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng, suy nghĩ căng thẳng, có những lúc không làm gì cũng khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực… Do vậy, nhớ mang thuốc, uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.
Rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở người cao tuổi nhất là khi ăn phải các thức ăn không hợp khi du xuân. Tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi khá nhiều. Tình trạng đầy bụng, đầy hơi, trướng bụng, phân lỏng hoặc không thành khuôn khi đi ngoài …đều có thể xảy ra.
Để dự phòng rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi, đi du xuân không nên ăn các thức ăn lạ. Nếu cần thì mang theo các thực phẩm và sữa phù hợp hoặc đồ ăn vặt theo thói quen của từng người.
Ngoài ra, cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý, hạn chế mỡ động vật, không nên ăn quá nhiều các loại thịt đỏ khó tiêu như: thịt bò, thịt trâu. Dùng những thực phẩm vừa đảm bảo cung cấp đủ chất lại vừa dễ tiêu như quả tươi, rau xanh, ngũ cốc.
Lưu ý với người cao tuổi để du xuân vui khỏe
– Người cao tuổi cần kiểm tra sức khỏe của mình, đặc biệt với người có bệnh nền. Nếu đi xa hoặc đi dài ngày cần kiểm tra và có sự tham vấn của bác sĩ điều trị.
– Đối với người có bệnh mạn tính đang dùng thuốc, phải chuẩn bị đem theo thuốc đầy đủ, nên đem dư ra vài ngày (phòng trường hợp chuyến về bị trì hoãn). Nên mang thuốc sẵn đeo túi bên người phòng trường hợp quên thuốc, bỏ quên trên điểm đỗ dừng nghỉ. Nhất là các trường hợp đi du xuân bằng máy bay để tránh bị thất lạc.
-Trước khi đi du xuân cần xem nơi đến có khác nhau về thời tiết, khí hậu, các món ăn để chuẩn bị quần áo phù hợp tránh bị nhiễm lạnh, ăn uống có hợp không sẽ có đồ ăn dự phòng.
– Để phòng ngừa thuyên tắc tĩnh mạch, đặc biệt ở người có bệnh suy tĩnh mạch, nếu di chuyển bằng máy bay hoặc xe nhiều giờ (đường dài), nên tập duỗi chân trong thời gian ngồi lâu, tránh ngồi co chân. Nếu cần, nên mang tất nâng đỡ tĩnh mạch.
– Dinh dưỡng đầy đủ, nên đem theo sữa đạm để uống bổ sung phòng khi ăn uống không hợp khẩu vị. Tránh thức ăn hải sản sống, thịt chưa nấu đủ chín để phòng tiêu chảy, nhiễm trùng. Buối tối, tránh ăn quá no để dễ ngủ (đầy bụng làm khó ngủ). Uống nhiều nước, nhất là khi đi du xuân di chuyển nhiều ở vùng có thời tiết nóng bức.
– Người cao tuổi cần tránh uống rượu và cà phê để giảm tình trạng mất nước và mất ngủ. Cùng với uống nhiều nước, chú ý ăn nhiều rau cải, trái cây, sữa chua để tránh táo bón.
– Chú ý đến an toàn là vấn đề quan trọng với người cao tuổi. Du xuân cần tránh những nơi núi cao, trơn có thể té ngã. Sáng ngủ dậy cơ bắp không được chặt, gân khớp xương còn cứng, nên người cao tuổi cần phải khởi động gân khớp xương, để tránh hoạt động đột ngột xảy ra bất trắc.
– Không nên đi du xuân quá xa, không đi chơi khuya, nhất là những ngày rét đậm, rét hại. Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, đôi bàn chân và cần tránh uống rượu, bia… để đề phòng cảm lạnh. Bước vào mùa xuân, người cao tuổi đặc biệt phải đề phòng tai biến mạch máu não.
Cảm ơn quý vị đã đọc bài viết này. Đừng quên: 1. Kiểm tra sức khỏe trước khi đi du xuân. 2. Chọn điểm đến phù hợp với sức khỏe và sở thích. 3. Mang theo đủ thuốc phòng khi đi xa. 4. Đảm bảo an toàn và dễ dàng di chuyển. 5. Tận hưởng và giữ gìn sức khỏe khi đi du xuân. Hãy yêu thương bản thân và hạnh phúc trên mỗi chuyến đi!