Những nguyên nhân khiến chân răng chảy máu liên tục

0
30

Chân răng chảy máu liên tục có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như viêm nướu, tổn thương nướu do cọ xát quá mạnh, hoặc cả sự mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường hoặc bệnh máu. Để chữa trị hiệu quả, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể và sớm giải quyết vấn đề.

Dưới đây là những nguyên nhân gây chảy máu chân răng thường gặp:

1. Thói quen dùng tăm xỉa răng

Đây là thói quen của nhiều người, sau khi ăn dùng tăm xỉa răng nhất là đầu nhọn để vệ sinh răng miệng. Khi dùng tăm xỉa răng dễ khiến tổn thương đến lợi vì vậy sẽ thấy chảy máu chân răng. 

Ngoài ra, việc dùng chỉ nha khoa hoặc chưa dùng chỉ nha khoa đúng cách đôi khi cũng có thể dẫn đến chảy máu nướu răng.

2. Sử dụng bàn chải răng thô cứng

Do lựa chọn bàn chải không đúng, nếu sử dụng bàn chải cứng, không đúng thì cũng có thể tổn thương lợi dễ khiến chân răng chảy máu. Hiện có nhiều loại bàn chải khác nhau, loại mềm, loại cứng, loại cho trẻ em và người lớn cũng khác nhau. Vì vậy, hãy lựa chọn bàn chải đúng đặc biệt lưu ý loại mềm để tránh tình trạng tổn thương lợi. Cũng lưu ý rằng nếu đánh răng mạnh quá cũng sẽ dễ gây tổn thương đến lợi và tự làm chảy máu chân răng.

3. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Việc ăn uống dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng có thể do thiếu canxi vì đây là chất giúp xương và cấu tạo hàm răng chắc khỏe. Chảy máu chân răng còn do thiếu vitamin trong đó phải kể đến tình trạng thiếu hụt vitamin C. Bởi vitamin C đóng vai trò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh và nhiễm khuẩn.

Khi thiếu vitamin C, quá trình cơ thể sản sinh collagen bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở mao mạch, mô xương và mô liên kết. Phần nướu không bám chắc vào chân răng, vi khuẩn sẽ tấn công chân răng gây viêm lợi, chảy máu.

Thiếu vitamin K cũng có thể gây chảy máu chân răng bởi vitamin K là thúc đẩy quá trình đông máu nhằm cầm máu cho vết thương hở. Thiếu vitamin này, máu sẽ bị loãng, không cầm được và chảy nhiều hơn, máu chảy lâu hơn bình thường.

4. Thói quen hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá nhất là hút lâu năm sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Theo nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất, trong đó có hàng trăm chất có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc.

Trong những chất độc hại có chất nicotin, Monoxit carbon và Acid cyanhydrid là nguyên nhân gây hại cho tổ chức nha chu. Các chất này phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo nên những lỗ sâu trong lợi từ đó tấn công xương quai hàm.

Hút thuốc nhiều dẫn tới rối loạn vi khuẩn khoang miệng, giảm tuần hoàn máu trong xương ổ răng, phá hủy hệ miễn dịch làm giảm nồng độ kháng thể trong máu và nước bọt. Bên cạnh đó, thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng, cuối cùng là mất răng.

5. Do thuốc

Một số người dùng thuốc để điều trị bệnh có thể sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Trong đó có thể kể đến là thuốc làm loãng máu. Thuốc làm loãng máu làm giảm khả năng đông máu, do vậy có thể dẫn đến việc bạn bị chảy máu dễ dàng hơn.

Một số loại thuốc chữa bệnh khác thì có thể khiến bị khô miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến lượng nước bọt tiết ra trong miệng để trung hòa các axit béo, tiêu diệt vi khuẩn trong răng.

6. Do vệ sinh răng miệng kém

Việc vệ sinh răng miệng không đúng, không thường xuyên dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây bệnh ở miệng trong đó có sâu răng, viêm lợi… nên dễ dẫn đến chảy máu chân răng. Ngoài ra, thói quen vệ sinh răng kém, không sạch, không thường xuyên có thể dẫn đến sưng và viêm nướu.

7. Bệnh viêm nướu

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng. Khi các mảng bám trên răng tại đường viền nướu không được chải hoặc dùng chỉ nha khoa lấy đi hết, dẫn đến những vi khuẩn tồn đọng có thể lây nhiễm vào nướu. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng viêm nướu nên chân răng dễ chảy máu.

Nướu sẽ bị sưng, đau và đôi khi bị chảy máu trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng. Nếu kéo dài tình trạng này mà không có bất kỳ biện pháp chữa trị nào thì có nguy cơ lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng.

Lời khuyên thầy thuốc

Chảy máu chân răng là vấn đề thường gặp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng. Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng với các vitamin và khoáng chất cần thiết, người bệnh cần lưu ý:

Cần vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn. Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm để không tác động mạnh làm tổn thương nướu. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải không thể chạm đến.

Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng để súc miệng lại, làm sạch vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh lý nha chu.

Ngoài ra, cần đến cơ sở y tế để khám và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần hạn chế tình trạng viêm nướu hoặc chảy máu răng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân. Răng chảy máu có thể do nhiều nguyên nhân như viêm nướu, hàm lượng calci không đủ, hoặc thiếu vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy thăm nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận