Hạt trái tả hạ được biết đến với khả năng giúp giảm huyết áp và cholesterol hiệu quả. Sử dụng trái tả hạ vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tự nhiên một cách an toàn và hiệu quả. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy kết hợp việc ăn uống cân đối và rèn luyện thể chất thường xuyên.
1. Đặc điểm và công dụng của trạch tả
Trạch tả có hình dạng gần giống cây mã đề nhưng mọc ở dưới nước, nên dân gian còn gọi là “mã đề nước”.
Trạch tả có tên khoa học là Alisma plantago-aquatica L. var. orientalis Samuelsson, thuộc họ Trạch tả (Alismataceae). Là loài cây thủy sinh, sống ở trong các ruộng nước, ao, hồ… Phần thân rễ của cây ngập trong bùn, toàn bộ phần thân lá mọc vượt khỏi mặt nước. Thân rễ hình cầu hay hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, mọc ở gốc, phiến lá hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại hình tim.
Chiều dài của lá phụ thuộc vào mức độ ngập nước của cây. Hoa họp thành tán có cuống dài đều, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả là một đa bế quả, có đài tồn tại. Đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu thường lấy lá và nụ hoa trạch tả về nấu canh ăn như rau.
Để làm thuốc, người ta hái lấy rễ củ, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, rồi phơi hoặc sấy khô. Tác dụng làm giảm mỡ máu của rễ củ trạch tả mới được phát hiện thời gian gần đây.
Trong đông y, rễ củ thường được dùng làm thuốc chữa tiểu tiện bất lợi, thủy thũng, viêm thận, bí tiểu tiện, tiểu ra máu, tiểu dắt, tiểu buốt, bụng trướng đầy, tiêu chảy, kiết lỵ, bạch đới, hoàng đản, đau lưng, di tinh hoặc cũng có thể dùng làm thuốc chữa thiếu sữa cho phụ nữ. Ngoài ra, lá trạch tả có thể dùng ngoài, để chữa bệnh ngoài da; hạt trạch tả cũng có tác dụng lợi tiểu như hạt mã đề.
2. Các sử dụng vị thuốc trạch tả
– Chữa huyết áp cao: Trạch tả, ích mẫu, xa tiền tử, hạ khô thảo, thảo quyết minh – mỗi vị 6-10g; sắc nước uống thay trà trong ngày.
– Lợi tiểu, chữa thủy thũng (có thể áp dụng 1 trong 3 cách ):
+ Cách 1: Dùng trạch tả 40g, bạch truật 40g; tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12g; dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.
+ Cách 2: Dùng trạch tả 12g, ý dĩ sao 20g, tỳ giải 10g; sắc lấy nước hoặc tán bột uống trong ngày.
+ Cách 3: Dùng trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thảo 2g, quế chi 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml; chia 3 lần uống trong ngày.
– Giúp giảm mỡ máu: Trạch tả 8g, hà thủ ô 12g, hoàng tinh 10g, sơn tra 6g, thảo quyết minh 6g; sắc nước uống thay trà trong ngày; uống theo từng đợt 10-15 ngày là 1 liệu trình, giữa các liệu trình ngừng dùng thuốc 5-7 ngày.
– Chữa gan nhiễm mỡ: Trạch tả 10g, hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 10g, cốt khí củ 10g, sơn tra 8g; sắc nước uống trong ngày.
– Để giảm cân, hỗ trợ chữa béo phì đơn thuần: Trạch tả 12g, phan tả diệp 1,5g, sơn tra 12g, thảo quyết minh 12g; tất cả thái nhỏ, hãm nước sôi, chia 2 lần uống trong này; dùng theo từng đợt 20-30 ngày.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Tuy nhiên, việc giảm huyết áp và cholesterol tự nhiên với trái tảo hạ là một phương pháp có thể hiệu quả nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Chúc bạn sức khỏe tốt!