Quyết định sinh thiết thận trong trường hợp nào?

0
21

Sinh thiết thận được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả đối với bệnh nhân mắc các vấn đề nghiêm trọng về thận như ung thư, viêm nhiễm nặng, hoặc suy thận mãn tính. Quyết định này thường được đưa ra sau khi thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng từ các chuyên gia y tế.

Thận là một tạng quan trọng đối với cơ thể mỗi người, nằm ở vị trí hố thắt lưng hai bên. Nhiệm vụ chính của thận là sản xuất và bài tiết nước tiểu, giúp loại bỏ các chất độc trong máu, giúp giữ ổn định nồng độ các chất trong tuần hoàn của cơ thể.

Ngoài ra, thận còn tham gia vào một số hoạt động nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, tạo xương và duy trì huyết áp ổn định.

Vai trò của thận trong cơ thể

Thận có rất nhiều vai trò đối với cơ thể, đó là:

  • Lọc máu và đào thải chất thải, độc tố nội sinh cũng như ngoại sinh sản xuất nước tiểu;
  • Điều hòa cân bằng môi trường bên trong cơ thể (nội môi).
  • Điều hòa thể tích máu, huyết áp của cơ thể.
  • Tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, tổng hợp vitamin D và quá trình tạo xương.
  • Điều hòa các quá trình chuyển hóa của nhiều chất trong cơ thể thông qua việc phân giải và giáng hóa nhiều hormone và enzym.

Khi nào phải sinh thiết thận?

Mục đích sinh thiết thận:

  • Chẩn đoán các thể bệnh, đặc biệt là bệnh cầu thận.
  • Theo dõi tiến triển của bệnh và kết quả điều trị.
  • Phát hiện và nghiên cứu về sinh bệnh học của bệnh thận.
  • Có giúp ích về sau nếu cần phải ghép thận

Sinh thiết thận giúp chẩn đoán các bệnh lý nhu mô thận nên chỉ định của sinh thiết thận rất rộng, bao gồm:

+ Viêm cầu thận nguyên phát và hội chứng thận hư nguyên phát (trừ trường hợp đã chứng minh rõ ràng là bệnh thận thay đổi tối thiểu ở trẻ em).

+ Tổn thương thận trong các bệnh hệ thống: Lupus ban đỏ hệ thống, amyloidosis, sarcoidosis.

+ Bệnh thận IgA.

+ Suy thận tiến triển nhanh cần chẩn đoán sớm.

+ Protein niệu và/hoặc hồng cầu niệu không biểu hiện triệu chứng.

+ Suy thận cấp, vô niệu kéo dài không rõ nguyên nhân.

+ Suy thận mạn chưa rõ nguyên nhân, đã loại trừ bệnh lý đường tiết niệu (dị dạng, tắc nghẽn đường tiết niệu,…) và kích thước thận bình thường.

+ Chẩn đoán đào thải thận ghép: Trong ghép thận, sinh thiết rất có giá trị để chẩn đoán thải ghép cấp, thải ghép mạn và ngộ độc thuốc chống thải ghép.

+ Trường hợp đái tháo đường nếu có bằng chứng tổn thương thận do đái tháo đường rõ ràng thì không cần chỉ định sinh thiết thận. Chỉ sinh thiết thận nếu bằng chứng không rõ ràng, nhằm mục đích chẩn đoán xác định bệnh thận có do đái tháo đường hay không.

Biến chứng sinh thiết thận

Sinh thiết qua da đơn giản dễ thực hiện nhưng tỉ lệ có tai biến khoảng 2-5% và tỉ lệ thất bại khoảng 10% .

Những tai biến chính là:

  • Đái máu vi thể hoặc đại thể nhẹ: Sau 24-48 giờ là tự khỏi.
  • Đái máu đại thể: Có máu cục do tổn thương mạch máu có khi gây cơn đau quặn thận.
  • Tụ máu: Tụ máu nơi chọc kim, quanh thận hoặc dưới bao thận.
  • Rò động – tĩnh mạch thận: ít gặp
  • Sốc phản vệ hoặc ngộ độc thuốc gây tê (Lidocain, Xylocain).
  • Nhiễm trùng: Ít gặp do kỹ thuật vô khuẩn tốt. Nếu có cần chỉ định kháng sinh.
  • Chọc phải các tạng khác (ruột): Hiếm gặp.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Nước tiểu có màu đỏ tươi, hoặc có máu cục kéo dài hơn 24 giờ sau khi sinh thiết.
  • Không thể đi tiểu.
  • Đau tại vị trí sinh thiết ngày càng nặng hơn.
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Mệt mỏi nhiều.

Sinh thiết thận thường được thực hiện khi cần xác định chính xác nguyên nhân của bệnh thận, xác định tính chất của khối u hoặc cần lấy mẫu để xác định bệnh lý cụ thể. Quyết định này thường được đưa ra sau khi các phương pháp hình ảnh và xét nghiệm máu, nước tiểu không thể đưa ra kết luận chính xác.Luôn tốt khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong trường hợp này. Cám ơn bạn đã quan tâm!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận