So sánh hiệu quả giữa việc điều trị bệnh nhân COPD bằng thuốc và không sử dụng thuốc

0
25

Việc điều trị bệnh nhân COPD bằng thuốc thường mang lại hiệu quả tốt hơn so với phương pháp không sử dụng thuốc. Thuốc giúp giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc kết hợp tar PPÔ và thay đổi lối sống là cách tiếp cận toàn diện nhất để điều trị bệnh COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư trên toàn thế giới. COPD đặc trưng bởi tình trạng khó thở và ho dai dẳng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do hút thuốc hoặc các chất kích thích phổi trong môi trường như ô nhiễm.

Hiện tại không có cách chữa trị COPD nhưng các triệu chứng có thể thuyên giảm bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm các biện pháp can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc.

1. Hiệu quả các can thiệp dùng thuốc với người bệnh COPD

Thuốc giãn phế quản: Điều trị bằng thuốc giãn phế quản là một phần quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân COPD. Thuốc giãn phế quản bao gồm thuốc kháng cholinergic, thuốc chủ vận adrenergic và methylxanthines. Các thuốc này làm làm giãn cơ trơn đường thở và được chỉ định đối với các triệu chứng dai dẳng, trầm trọng hoặc dùng để ngăn ngừa, giảm triệu chứng.

Mặc dù điều trị bằng thuốc giãn phế quản có thể cải thiện việc làm trống phổi, giảm khó thở nhưng không thể cải thiện tình trạng suy giảm chức năng phổi hoặc cải thiện tiên lượng của bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân mắc COPD giai đoạn I, thuốc giãn phế quản có thể được sử dụng khi cần thiết để giảm các triệu chứng cấp tính, không liên tục. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn, như albuterol và ipratropium, là thích hợp và có thể được dùng dưới dạng đơn trị liệu hoặc cùng nhau dưới dạng liệu pháp giãn phế quản kết hợp.

Khi COPD tiến triển, có thể sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài để ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng.

Liệu pháp phối hợp thuốc giãn phế quản: Điều trị kết hợp với chất chủ vận thụ thể β2 – adrenergic, thuốc kháng cholinergic và/hoặc theophylline đã được chứng minh là mang lại những cải thiện bổ sung về chức năng phổi và tình trạng sức khỏe so với liệu pháp đơn trị liệu cho bệnh COPD. Sự kết hợp của các tác nhân với các cơ chế và thời gian tác dụng khác nhau mang lại tác dụng giãn phế quản tốt hơn và cải thiện độ an toàn.

Corticosteroid: Corticosteroid đường uống (OCS) được sử dụng trong các tình huống rất cụ thể trong việc kiểm soát COPD ổn định. Nhưng điều trị lâu dài bằng OCS không được khuyến khích, chủ yếu do lợi ích lâm sàng hạn chế, bên cạnh các tác dụng phụ và sự phụ thuộc được ghi nhận liên quan đến việc điều trị kéo dài.

Corticosteroid dạng hít (ICS) trong quản lý COPD cho các kết quả nghiên cứu trái ngược nhau. Việc sử dụng thuốc ICS có thể dẫn đến một số cải thiện về chức năng phổi trong vài tháng ở bệnh nhân mắc COPD. Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị ICS không cải thiện tình trạng suy giảm tiến triển lâu dài của chức năng phổi gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, liệu pháp kết hợp ICS và thuốc chủ vận adrenergic tác dụng kéo dài (LABA) làm giảm đáng kể sự suy giảm chức năng phổi.

Khuyến nghị điều trị bằng ICS bằng các thuốc như beclomethasone dipropionate, budesonide, fluticasone propionate, mometasone furoate và triamcinolone acetonide để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển trải qua các đợt tái phát nặng.

2. Các can thiệp không dùng thuốc với người bệnh COPD

Mặc dù điều trị bằng thuốc là cần thiết để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của COPD, nhưng có một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc cũng rất quan trọng để đảm bảo kết quả điều trị. Liệu pháp không dùng thuốc, bao gồm:

Giảm các yếu tố rủi ro: Ngừng hút thuốc là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để giảm nguy cơ COPD.

Phục hồi chức năng phổi: Phục hồi chức năng phổi có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng và là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược quản lý COPD nào. Để thành công, phục hồi chức năng phổi nên tập trung vào luyện tập thể dục và dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Liệu pháp oxy: Hiện tại, liệu pháp oxy thường được tích hợp vào phác đồ điều trị của bệnh nhân mắc COPD giai đoạn IV. Và có thể được áp dụng dưới dạng liệu pháp liên tục lâu dài. Liệu pháp oxy cải thiện khả năng gắng sức và chức năng phổi, cải thiện trạng thái tinh thần và cảm xúc của bệnh nhân và tăng cơ hội sống sót ở bệnh nhân suy hô hấp mạn tính.

Hỗ trợ thông khí không xâm lấn chủ yếu được sử dụng trong các đợt cấp nặng dẫn đến suy hô hấp cấp. Mặc dù không được coi là chăm sóc tiêu chuẩn cho bệnh nhân suy hô hấp mạn tính nhưng thông khí áp lực dương không xâm lấn (NIPPV), có thể hữu ích cho một số bệnh nhân bị suy hô hấp tăng CO2 mạn tính nặng.

Lựa chọn phẫu thuật: Các thủ tục phẫu thuật, như cắt bỏ bóng khí có thể được thực hiện ở những bệnh nhân mắc COPD tiến triển để cải thiện chứng khó thở và chức năng phổi. Phẫu thuật giảm thể tích phổi, trong đó các phần của phổi được cắt bỏ có thể giúp cải thiện chức năng cơ hô hấp, độ đàn hồi của phổi và tốc độ dòng thở ra. Nhưng các phương pháp này tốn kém và chỉ được chỉ định khi đã được đánh giá cẩn thận.

Vaccine: Ngoài ra các hướng dẫn cũng khuyến nghị tất cả bệnh nhân mắc COPD nên chủng ngừa cúm hàng năm. Vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm tới 50% tình trạng bệnh nghiêm trọng ở bệnh nhân mắc COPD.

Vaccine phế cầu khuẩn cũng được khuyến cáo cho bệnh nhân >65 tuổi và đã được chứng minh làm giảm viêm phổi do phế cầu khuẩn ở bệnh nhân mắc COPD, và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng nói chung ở bệnh nhân <65 tuổi bị tắc nghẽn đường thở nặng.

Việc điều trị bệnh nhân COPD bằng thuốc thường mang lại hiệu quả tốt hơn so với không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống là biện pháp hiệu quả nhất trong việc quản lý bệnh COPD.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận